Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giãi mã hệ thống tên lửa M-SAM II đánh chặn uy lực của Hàn Quốc

  • Hoài Nam (T/H)
(DS&PL) -

Hệ thống M-SAM-II cung cấp khả năng phòng thủ mạnh mẽ trước các mối đe dọa như máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của đối phương.

Công nghệ 'Hit-to-Kill là gì?

Được biết đến ở Hàn Quốc với tên gọi Cheongung 2, M-SAM II do Cơ quan Phát triển Quốc phòng (ADD) Hàn Quốc phát triển và LIG Nex1 sản xuất, với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Almaz-Antey và Fakel, dựa trên công nghệ tên lửa 9M96 được sử dụng trên các hệ thống tên lửa S-350E và S-400.

Việc đưa vào sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa phòng không Cheongung 2 đã bắt đầu từ năm 2018 và tổ hợp tên lửa đầu tiên đã được giao cho Lực lượng Không quân Hàn Quốc (RoKAF) vào cuối tháng 11/2020, báo Quân đội nhân dân thông tin.

M-SAM II, hay còn gọi là Cheongung 2, là phiên bản nâng cấp của hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung do Hàn Quốc tự phát triển Cheongung 1. Ảnh: Strategic Bureau

Hệ thống M-SAM-II cung cấp khả năng phòng thủ mạnh mẽ trước các mối đe dọa như máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo của đối phương.

Hệ thống này sử dụng công nghệ "hit-to-kill" trong tên lửa đánh chặn, trong đó phương tiện tiêu diệt sẽ vô hiệu hóa các mối đe dọa đang đến thông qua động năng. Công nghệ này giúp gia tăng đáng kể khả năng đánh chặn đồng thời giảm thiểu rủi ro thiệt hại.

Một tổ hợp Cheongung 2 tiêu chuẩn bao gồm 6 bệ phóng, 1 trạm radar quét mảng pha điện tử thụ động (PESA) và xe điều khiển hỏa lực. Cheongung 2 có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu và có khả năng chống tác chiến điện tử dù bị gây nhiễu. Hệ thống này có thể nhắm các mục tiêu trên không ở độ cao 15km, trong khoảng cách 40km.

Cheongung 2 cũng có thể được phóng từ hệ thống phóng thẳng đứng của Hàn Quốc (K-VLS) trên tàu khu trục lớp Daegu khi thực hiện các nhiệm vụ trên biển.

Một trong những tính năng nổi bật của Cheongung 2 là hệ thống radar đa chức năng, có thể phát hiện mục tiêu trong bán kính 100km và theo dõi đồng thời 40 mục tiêu. Radar đa chức năng này hoạt động ở băng tần X và quay với tốc độ 40 vòng/phút, giúp đảm bảo độ chính xác cao trong việc nhận dạng và tấn công mục tiêu. Điều này khiến M-SAM-II trở thành một vũ khí phòng thủ đáng gờm.

Hiện tại, Không quân Hàn Quốc được trang bị một số loại hệ thống phòng không khác nhau, bao gồm MIM-104 Patriot (được nâng cấp lên phiên bản PAC-3 và PAC-3+) và MIM-23 I-Hawk của Mỹ và Cheongung 1 được sản xuất nội địa. Việc đưa hệ thống Cheongung 2 vào sử dụng sẽ cho phép thay thế hoàn toàn và loại bỏ các hệ thống đã lỗi thời cũng như bổ sung cho lớp phòng thủ tầng trung của lực lượng phòng không Hàn Quốc.

Vũ khí tiềm năng trên thị trường quốc tế và sức mạng đáng gờm của các tên lửa

Hệ thống tên lửa phòng thủ M-SAM II của Hàn Quốc.

Trong những năm gần đây, M-SAM-II đã nổi lên như một trong những hệ thống tên lửa đất đối không được săn đón nhất trên trường quốc tế. Các hợp đồng gần đây, bao gồm hợp đồng trị giá 3,2 tỷ USD với Saudi Arabia và hợp đồng 3,5 tỷ USD với UAE, là minh chứng cho sự phổ biến của hệ thống này.

Đầu tháng 6 vừa qua, Iraq đã ký hợp đồng trị giá 2,56 tỷ USD, để mua 8 hệ thống M-SAM-II của Hàn Quốc. Điều này đã giúp củng cố vị thế của M-SAM-II là sản phẩm quốc phòng thành công nhất của Hàn Quốc cùng với hệ thống pháo K9.

Hàn Quốc cũng đang thúc đẩy năng lực phòng thủ tên lửa bằng cách phát triển M-SAM-III, hệ thống đánh chặn tên lửa siêu vượt âm tầm trung chuyên dụng và L-SAM-II, hệ thống đánh chặn tên lửa siêu vượt âm tầm xa ở độ cao lớn. LIG Nex1, nhà sản xuất M-SAM-II, cũng đang tích cực tham gia vào các chương trình mua sắm hệ thống phòng không tại Malaysia và Romania, cho thấy dấu ấn mở rộng của nhà sản xuất này trên thị trường quốc phòng toàn cầu.

Thông tin từ báo Giáo dục & Thời đại, bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng đang nỗ lực phát triển, chế tạo thành công bản sao tên lửa P-800 Onyx của mình một cách có hệ thống và trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm đối phó các mối đe dọa.

Tên lửa P-800 Onyx của Hàn Quốc. Ảnh: Giáo dục & Thời đại.

Một trong những chương trình nổi bật đó là Hàn Quốc đã chế tạo thành công bản sao tên lửa siêu thanh Onyx của Nga, Seoul làm cách nào để đạt được thành công nói trên là điều thu hút sự quan tâm lớn từ truyền thông quốc tế.

Cụ thể hơn, lần đầu tiên sự hiện diện của một bản sao tên lửa chống hạm siêu âm P-800 Onyx ở Hàn Quốc được biết đến vào tháng 9 năm 2021. Tại thời điểm đó, dự án đã được tuyên bố là thành công, kết quả đã được xác nhận bằng thử nghiệm trực quan.

Cuộc thử nghiệm bản sao tên lửa P-800 Onyx của Hàn Quốc, tháng 9 năm 2021.

Thông tin trên được chú ý ngay tại Hàn Quốc, bởi vì vào thời điểm đó Seoul chỉ có tên lửa chống hạm cận âm SSM-700K C-Star trong thành phần chiến đấu.

Có rất ít thông tin công khai về tên lửa bản sao Onyx do Hàn Quốc chế tạo, cả đặc điểm kỹ chiến thuật lẫn tên gọi không được tiết lộ chính thức, nhưng giới phân tích ước lượng quả đạn có chiều dài 6,6 mét và trọng lượng phóng 1,5 tấn, mang theo đầu đạn nặng 250 kg, tầm bắn trong khoảng 300 đến 600 km và tốc độ bay xấp xỉ Mach 3.

Hiện tại có ý kiến ​​​​cho rằng Hàn Quốc sẽ sử dụng bản sao tên lửa Onyx của mình để trang bị cho hệ thống phòng thủ bờ biển và như một phần vũ khí cho các tàu khu trục đầy triển vọng thuộc dự án KDX-3, có lẽ Seoul cần một tên lửa chống tên lửa như vậy nhằm răn đe lại các "đối thủ" tiềm tàng.

Hàn Quốc có thể dành bao nhiêu thời gian để tạo ra bản sao Onyx của mình và câu hỏi về nguồn gốc của những "khoảng trống" cho sự phát triển này lại đang thu hút nhiều sự chú ý hơn.

Phần lớn phương tiện thông tin đại chúng tại Hàn Quốc cho rằng họ có được các giải pháp công nghệ cần thiết để tạo ra bản sao Onyx của riêng mình nhờ lấy trực tiếp từ Tập đoàn Almaz - Antey của Nga.

Nhưng diễn biến tiếp theo lại rất đặc biệt, khi trong cùng tháng 9 năm 2021, nhà phân tích HI Sutton trong đồ họa thông tin về tàu ngầm loại KSS-III của Hàn Quốc cho biết con tàu có thể được trang bị tên lửa BrahMos.

Tên lửa BrahMos chính là một bản sao Onyx của Ấn Độ, mặc dù không có báo cáo nào về ý định của Hàn Quốc nhằm mua loại đạn trên cho nhu cầu của riêng mình, nhưng không loại trừ khả năng giữa Seoul và New Delhi có một dự án hợp tác bí mật nhằm chế tạo vũ khí trên.

Tuy nhiên tính đến năm 2024, không có dữ liệu nào về việc liệu Hàn Quốc có phát triển thêm dự án bản sao tên lửa Onyx, hay họ đã chế tạo được bao nhiêu quả và chương trình đã đi tới giai đoạn sản xuất hàng loạt hay chưa.

Tin nổi bật