Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giải mã "điệp viên Zic" trong cuộc chiến lũng đoạn giá thuốc

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Những người hoạt động kinh doanh dược phẩm mà đặc biệt là các cơ quan chuyên ngành quản lý, xử phạt về lĩnh vực dược đều biết đến cụm từ “Zic”.

(ĐSPL) - Người ngoại đạo thường cho rằng, kinh doanh trong giới tân dược thường không có đối thủ cạnh tranh, là mảng độc quyền và khách hàng (người bệnh-PV) chỉ có lựa chọn duy nhất là buộc phải mua thuốc khi có chỉ định điều trị của bác sỹ. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác, bởi đây là một cuộc chiến, cạnh tranh vô cùng khốc liệt và có đủ chiêu trò nhằm giành giật thị phần, thị trường và khách hàng.

Thậm chí, họ còn cài cắm cả nội gián nhằm thu thập thông tin, phá hoại hoạt động của đối thủ. Tất cả mánh lới và thủ đoạn trên bản chất cũng chỉ vì hai chữ lợi nhuận.

Giải mã mật danh "Zic"

Những người hoạt động kinh doanh dược phẩm mà đặc biệt là các cơ quan chuyên ngành quản lý, xử phạt về lĩnh vực dược đều biết đến cụm từ “Zic” để chỉ những thành viên hoạt động có tính chất như những "điệp viên ngầm" được cài cắm vào nội bộ của các hãng dược phẩm, có nhiệm vụ duy nhất thu thập thông tin về tình hình sản xuất cũng như chiến lược chiếm lĩnh thị phần dược phẩm, hay sự ra đời của một mặt hàng thuốc mới. Hiểu một cách đơn giản “Zic” là người chỉ điểm của cơ quan chức năng nhằm phát hiện những sai phạm trong lĩnh vực này. Người anh của tôi, nguyên là thanh tra chuyên ngành về dược, nay đã nghỉ hưu tiết lộ quy trình tuyển “Zic” mà khi biết, nhiều người phải kinh ngạc.

Trước hết, những người ưu tiên được lựa chọn để trở thành “Zic” thường chính là những người "cùng hội, cùng thuyền" buôn bán tân dược, hoặc là trình dược viên bán thuốc tại các cửa hàng thuốc, hãng thuốc. Bởi vì, họ ở "trong chăn" thì mới biết "chăn có rận", song, không phải lúc nào cơ quan chức năng cũng thu phục được người trở thành “Zic” cho mình. Bởi theo lời người anh thì, “Zic” - nếu trong hoạt động không may bị phát hiện hoặc bị lộ thông tin thì sẽ đối mặt với sự trả thù của các nhà thuốc.

Thậm chí, các đối thủ trong lĩnh vực này sẵn sàng "song kiếm hợp bích" triệt hạ “Zic” ngay lập tức tại hãng dược hay cửa hàng thuốc tân dược do họ quản lý, điều hành. Lúc này, cơ quan chức năng buộc phải sử dụng biện pháp mà theo anh tôi, nó được gọi là "không được sạch cho lắm", đó là việc sẽ "ốp" những nhà thuốc, hãng dược vi phạm về quy chế hoạt động, sau đó sẽ tạo cơ hội cho nhà thuốc, hoặc hãng dược "lấy công chuộc tội" bằng cách chấp nhận là “Zic”.

Thực tế, theo lời anh này, những biện pháp vừa nói cũng rất hiếm khi được sử dụng, trừ trường hợp bất khả kháng hay trong hoạt động điều tra, thanh kiểm tra của lực lượng chức năng đi vào ngõ cụt. Phần lớn, một khi cơ quan quản lý dược cần “Zic” thì đa phần là có "ngay và luôn". Lý do rất đơn giản, bởi để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà thuốc, hãng thuốc thì hầu hết các nhà thuốc tư nhân, các doanh nghiệp dược phẩm đều phải có "quan hệ nhất định" với cơ quan chức năng, nếu không muốn việc làm ăn của mình gặp "trắc trở", bị nhà chức trách để mắt, thậm chí bị làm khó với chỉ một sai phạm nhỏ trong hoạt động kinh doanh.

Nhờ một "Zic", phóng viên vẫn mua được một số loại thuốc "đặc trị" tại một phòng khám đã bị đình chỉ hoạt động.

Trình dược viên hay điệp viên siêu hạng?

Một thực tế hiện nay, có sự chênh lệch tương đối rõ rệt về giá thuốc của cùng một chủng loại thuốc giữa các nhà thuốc tư nhân với nhau, giữa giá thuốc tại các nhà thuốc bệnh viện với nhà thuốc bên ngoài. Tại sao lại vậy? Tôi đã mang thắc mắc này hỏi người em tên là Dương (chủ một cửa hàng thuốc tư nhân trên phố Phủ Doãn, Hà Nội) thì được biết: Thường các trình dược viên (những người chuyên bán thuốc cho các doanh nghiệp cung cấp thuốc ra thị trường) sẽ được chiết khấu "hoa hồng" trên từng sản phẩm. Họ chịu áp lực trực tiếp về doanh thu, về bán sản phẩm do công ty đề ra nên nhiều trình dược viên cố tình vi phạm quy chế, lén bán hạ giá thành sản phẩm chỉ lấy tiền "hoa hồng" trên từng sản phẩm. Thậm chí trình dược viên sẽ tuồn các lô thuốc cận "đát" hoặc những sản phẩm thuốc có trong danh sách bị cơ quan chức năng có quyết định thu hồi ra ngoài bán với giá rẻ để kiếm lời. Hay trình dược viên sẽ câu kết với một vài bác sỹ tại bệnh viện thực hiện việc "đổi thuốc lấy giấy nghỉ BHXH".

Video tha khảo: 

Chặn xe biển số Lào vận chuyển 57.000 viên thuốc tân dược “giả”

Theo đó, họ sẽ dẫn người quen, người nhà đi khám bệnh theo thẻ BHYT để xin giấy nghỉ hưởng BHXH và sẽ nhận lại thuốc BHYT của những người này được lĩnh, rồi bán ra ngoài. Nhà thuốc tư nhân hoặc doanh nghiệp bán buôn dược phẩm, nếu nhập được những lô thuốc giá rẻ này, tất nhiên sẽ bán giá rẻ hơn các hiệu thuốc khác. Điều này, lý giải tại sao có nhà thuốc, dù cửa hàng ở trong ngõ sâu vẫn cứ đông khách, trong khi có những nhà thuốc dù đạt chuẩn, có mặt tiền rộng rãi, tọa lạc trên những con phố đông đúc vẫn cứ "ế ẩm", thưa khách. Cùng với đó, cách thức bán hàng theo kiểu "lạc kèm bia" nghĩa là bán kèm giữa thuốc nội và ngoại, thuốc kém chất lượng hay thuốc cùng hoạt chất nhưng công hiệu thấp lẫn lộn với nhau làm người tiêu dùng không có khả năng phân biệt được mánh khóe làm ăn phi pháp này, thu lãi siêu khủng. Cũng theo xác nhận từ một chuyên viên đang làm việc tại phòng Thanh tra sở Y tế Hà Nội thì chính những trình dược viên như trên sẽ được "nuôi" để trở thành “Zic”.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hoạt động của “Zic” không chỉ là một trong những nguyên nhân để làm chệch, lũng loạn giá thuốc tại các cửa hàng thuốc tư nhân mà còn tiếp tay cho các hoạt động rút ruột BHYT trong việc kê đơn thuốc từ các bác sỹ ở không ít các phòng khám tư, bệnh viện. Chiêu thức mà “Zic” triển khai các hoạt động "nhúng tay" vào việc rút ruột BHYT chính là khai thác triệt để "cơ chế tự chủ tài chính tại các bệnh viện". Bởi với quy chế này, các bệnh viện đã tìm mọi cách tăng nguồn thu như lạm dụng xét nghiệm, thuốc, hóa chất, vật tư y tế, bệnh nhân nằm ghép, nhưng vẫn thanh toán mỗi người/giường, lập hồ sơ bệnh án khống... Đặc biệt là việc kê đơn thuốc ngoài danh mục lúc này được “Zic” dùng các sở trường trong lĩnh vực dược của mình tiếp nhận, kết nối giữa các nhà thuốc trong hệ thống mình phân phối, quản lý thuốc với các đơn thuốc của các bác sỹ và tất nhiên, giá thuốc sẽ ở "mức trên trời", làm phía BHYT khó có thể kiểm soát hoạt động khép kín này. Tiền thất thoát tại quỹ BHYT chính là ở mối nối này.

Kết quả giám sát về BHYT của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây cũng chỉ ra một vấn đề "không thể không lo ngại", đó là việc đấu thầu thuốc: Giá cùng một loại thuốc có sự chênh lệch giữa các tỉnh, giữa các bệnh viện trong tỉnh và giữa các bệnh viện với thị trường. Việc áp dụng cơ chế đấu thầu mới cũng chỉ là đấu giá thuốc, chưa có chế tài đủ mạnh về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng thuốc, một số loại thuốc giá rẻ nhưng chất lượng chưa cao đã trúng thầu.

Theo ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam), qua công tác thanh, kiểm tra cho thấy, xuất hiện nhiều hình thức tinh vi trong việc rút ruột BHYT như thủ đoạn rút ruột quỹ BHYT ở một số đơn vị thuộc Hải Phòng vừa qua là scan chữ ký cũ của người bệnh vào một tấm mica, rồi nhân viên y tế tô chữ, ký lên các bệnh án để BHYT thanh toán. Hay ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang, có đến 200 bệnh nhân không có hồ sơ bệnh án, nhưng lại có phiếu đề nghị thanh toán trên 300 triệu đồng. Ở Nam Định còn có tình trạng, lợi dụng ba trẻ em đã qua đời để rút ruột quỹ.

Theo số liệu từ Kiểm toán Nhà nước, năm 2014, kiểm toán việc quản lý và sử dụng quỹ BHYT tại BHXH Việt Nam đã không chỉ kiến nghị thu hồi cho ngân sách hàng chục tỉ đồng, mà còn phát hiện việc thanh toán thuốc ngoài danh mục, một số thuốc giá cao hơn quy định, thanh toán thuốc đã có trong cơ cấu dịch vụ phẫu thuật, chi phí dịch vụ kỹ thuật cao chưa được bộ Y tế phê duyệt.

Tin nổi bật