Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giải mã cặp “rắn thần” bảo vệ cây thủy tùng 600 năm khỏi những kẻ săn báu vật

(DS&PL) -

(ĐSPL)- Mấy trăm năm qua, cây thủy tùng già ở xã Ea Hồ vẫn đứng sừng sững và thoát khỏi bàn tay phá hoại của những kẻ “săn” thủy tùng một cách thần kỳ.

(ĐSPL)- Mấy trăm năm qua, cây thủy tùng già ở xã Ea Hồ vẫn đứng sừng sững và thoát khỏi bàn tay phá hoại của những kẻ “săn” thủy tùng một cách thần kỳ. Xung quanh cây đại thụ được xem là báu vật của thiên nhiên này có nhiều câu chuyện  ly kỳ mà người dân đồn đại. PV đã vào cuộc làm rõ những thực hư này.

Kỳ bí “rắn thần” hung dữ

Xã Ea Hồ (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) được xem là một trong hai khu vực của tỉnh Đắk Lắk còn sót lại quần thể thủy tùng (hay còn gọi là thông nước). Hiện nay, thủy tùng được xem là một loài thực vật nằm trong danh sách đỏ đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Trên cả nước, số lượng thủy tùng chỉ còn sót lại 161 cây, chủ yếu phân bố ở hai khu vực huyện Ea H’leo và huyện Krông Năng (thuộc tỉnh Đắk Lắk).

Trước đây, khu vực xã Ea Hồ được xem là một khu rừng bạt ngàn quần thể thủy tùng, rừng khi ấy là một phần không thể thiếu của người dân bản địa. Rừng bảo vệ dân, nuôi sống người dân bằng những sản vật quý hiếm. Thế nhưng, vào cuối thập niên 90, để phục vụ cho việc xây dựng đập thủy lợi, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp tại địa phương, cánh rừng thuỷ tùng đã bị chặt hạ. Khi đó giá trị của cây thuỷ tùng chưa được phát hiện nên việc hạ sát thuỷ tùng được thực hiện rất tuỳ tiện.

Cây thủy tùng 600 năm tuổi đồn thổi được cặp rắn ông rắn bà bảo vệ.

Một thời gian sau, tại địa phương xuất hiện những tin đồn thất thiệt về đặc dụng của loại cây thủy tùng. Họ cho rằng gỗ của loại cây này phát ra một mùi thơm có thể xua đuổi được côn trùng, nhựa của cây có thể đặc trị được bệnh ung thư. Chính vì tin đồn này, cơn sốt về thủy tùng bắt đầu rộ lên. Cao điểm nhất là vào thời điểm năm 2009 - 2010, hàng trăm người dân khắp nơi đổ về Ea Hồ. Mặt đất bị cày xới nham nhở, ruộng lúa của người dân bị kẻ xấu phá tan hoang, chỉ để kiếm những khúc gỗ thuỷ tùng còn sót lại.

Công cuộc kiếm tìm khi ấy đã khiến tình hình an ninh trật tự tại địa phương bị náo động một thời gian dài. Lời đồn đoán vô căn cứ cùng với thú chơi cây kiểng của những kẻ lắm tiền nhiều của đã khiến thuỷ tùng đứng trước cơn đại nạn, nguy cơ tuyệt chủng.  Khi cả rừng bị “săn” tới khúc gỗ cuối cùng, những người “khát thủy tùng” đã nhắm đến cả những khúc gỗ thuỷ tùng trong nhà dân, khi ấy đã được sử dụng làm cột chống chuồng trâu bò, cầu thang... Những khúc gỗ này cũng được những người này thu mua với giá cao.

Trước sự lộng hành của những kẻ “săn” thủy tùng, kiểm lâm dẫu đã ráo riết truy bắt nhưng cũng đành bất lực. Năm 2012 , ban Quản lý bảo tồn sinh cảnh thông nước đã được thành lập nhằm bảo vệ những cá thể thủy tùng còn sót lại. Những cánh rừng thủy tùng nguyên sinh lúc này chỉ còn trơ lại những cây nhỏ. Tuy nhiên, có một cây thủy tùng độ tuổi chừng 600 năm nằm trong rẫy cà phê của người dân vẫn còn đứng sừng sững hiên ngang trước sự săn lùng của lâm tặc. Cây đại thụ này được coi là một báu vật có niên đại lâu năm nhất may mắn còn sót lại.

Tìm hiểu thêm được biết, có thể thoát khỏi bàn tay của lâm tặc là bởi xung quanh cây thủy tùng 600 tuổi này xuất hiện nhiều câu chuyện kỳ bí. Theo người dân tại địa phương, trước đây cây đại thụ có thân hình to, cao hơn 10m. Thế nhưng, vào mùa mưa bão, cây liên tục ba lần bị sét đánh nên thân gãy ngang chết dần. “Vào mùa nắng, thân cây chết dần, phần ruột phía trong bị “sầu” một khoảng trống. Thế nhưng khi vào mùa mưa cây lại vươn mầm phát triển một cách thần kỳ”, anh Nguyễn Quang Thảo (một người dân ở gần khu vực cây đại thụ) cho biết.

Cũng theo người dân nơi đây, ở gần khu vực cây đại thụ này có một cặp rắn ông, rắn bà cư ngụ. Đôi rắn này được người dân nhận xét là rất to lớn và hung dữ. Bất cứ đối tượng nào lai vãng hay có ý định nhăm nhe đốn hạ cây đại thụ, ngay lập tức đôi rắn này xuất hiện để bảo vệ. Đã có nhiều đối tượng lâm tặc ngông cuồng, ý định tới cưa hạ cây đại thụ, sau đó bắt luôn cặp rắn này. Tuy nhiên khi thấy sự xuất hiện của đôi rắn ông, rắn bà, tất cả bọn chúng đã bỏ của chạy lấy người, vứt cả cưa máy, đồ nghề mà không dám quay lại nhặt?

 Sự thật về cây thủy tùng

Để có thể mục sở thị cây đại thụ “báu vật của thiên nhiên”, chúng tôi đã thuyết phục được một người dân trong vùng dẫn đi xem. Theo chân người này, chúng tôi chạy xe men theo con đường nhỏ, len lỏi qua những vườn cà phê bạt ngàn để tìm đến nơi cây đại thụ án ngự. Theo quan sát của chúng tôi, cây thủy tùng này mọc ở khu vực sát đầm lầy, xung quanh cây cối um tùm, tươi tốt. Phần gốc cây có đường kính chừng 2m, cao khoảng 5m. Tại khu vực đầm lầy nơi cây thủy tùng này án ngự, trơ những vạt đất trống bị các tay “săn” gỗ xăm, đào xới nham nhở. Tuy nhiên, cây thủy tùng vẫn đứng sừng sững mà không kẻ nào dám động vào.

Để tìm hiểu thực hư câu chuyện huyền bí về đôi rắn ông, rắn bà án ngự trong cây đại thụ 600 năm tuổi, chúng tôi liên hệ với  ông Lê Văn Khương (trưởng trạm Quản lý bảo tồn thông nước) để tìm lời giải đáp. Khi nghe chúng tôi nhắc đến chuyện đôi rắn thần bảo vệ cây thủy tùng, ông Khương cho biết: “Trước đây, vào thời điểm cơn sốt thủy tùng nóng lên, nhiều đối tượng lâm tặc tìm cách cưa trộm các cây thủy tùng còn sót lại nằm rải rác trong rẫy của người dân. Khi đó, cây đại thụ 600 năm tuổi này cũng là miếng mồi khiến các lâm tặc thèm muốn. Trước tình hình đó, người dân đã truyền tai nhau câu chuyện về đôi rắn ông, rắn bà, góp phần để hù dọa các đối tượng lâm tặc. “Thực tế, hàng ngày chúng tôi thường xuyên đi tuần ở khu vực cây thủy tùng. Có những lúc còn mắc võng nằm ngủ tại đó mà có thấy con rắn nào đâu. Đó chỉ là câu chuyện mà người dân tung tin nhằm bảo vệ cây thủy tùng thoát khỏi bàn tay của lâm tặc”, ông Khương nói.

 Đầm lầy bị người dân xăm, cày xới để tìm những cây thủy tùng còn sót lại.

Về những tin đồn làm cho cây thủy tùng trở thành cơn sốt, ông Khương cho biết: “Tất cả các tin đồn về đặc dụng của cây thủy tùng đều là thất thiệt. Người dân cho rằng mùi thơm từ cây có thể xua đuổi được côn trùng, ruồi muỗi, nhưng thực tế chúng tôi trong lúc đi tuần, có những đêm phải mắc võng ngủ dưới cây vẫn bị muỗi đốt sưng cả người. Còn về chuyện nhựa cây có thể làm dược liệu chữa được bệnh ung thư thì đến nay trên thế giới chưa có một loại thuốc nào có thể chữa được căn bệnh này”.

Theo lời ông Khương lý giải, thực chất thủy tùng là một loài thực vật thân gỗ, có vân đẹp, không cong vênh nên được giới chơi đồ gỗ rất đam mê. Bên cạnh đó, thủy tùng rất khó nhân giống, hàng chục năm nay không thấy xuất hiện một cây con nào từ quần thể cây thủy tùng còn sót lại. Việt Nam được khoa học công nhận là nơi duy nhất trên thế giới còn sót lại loài thực vật này, nên  thủy tùng rất quý hiếm, được ghi tên vào sách đỏ. Hiện nay cả nước chỉ còn sót lại 161 cây thủy tùng, gồm 140 cây ở huyện Ea H’leo và 21 cây ở huyện Krông Năng.

“Trong số 21 cây ở huyện Krông Năng có ba cây thủy tùng phân bố trong rẫy của các hộ dân nên chúng tôi phải thuê những người dân ở gần khu vực đó 300 ngàn đồng 1 tháng để trông coi 1 cây. Còn lại 18 cây được phân bố trong đầm lầy buôn Trấp Ksơr, bảy cán bộ ở trạm phải thay phiên túc trực 24/24 để bảo vệ”, ông Khương chia sẻ.                                

Xã Ea Hồ (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) được xem là một trong hai khu vực của tỉnh Đắk Lắk còn sót lại quần thể thủy tùng (hay còn gọi là thông nước). Hiện nay, thủy tùng được xem là một loài thực vật nằm trong danh sách đỏ đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Trên cả nước, số lượng thủy tùng chỉ còn sót lại 161 cây, chủ yếu phân bố ở hai khu vực huyện Ea H’leo và huyện Krông Năng (thuộc tỉnh Đắk Lắk).

Trước đây, khu vực xã Ea Hồ được xem là một khu rừng bạt ngàn quần thể thủy tùng, rừng khi ấy là một phần không thể thiếu của người dân bản địa. Rừng bảo vệ dân, nuôi sống người dân bằng những sản vật quý hiếm. Thế nhưng, vào cuối thập niên 90, để phục vụ cho việc xây dựng đập thủy lợi, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp tại địa phương, cánh rừng thuỷ tùng đã bị chặt hạ. Khi đó giá trị của cây thuỷ tùng chưa được phát hiện nên việc hạ sát thuỷ tùng được thực hiện rất tuỳ tiện.

Một thời gian sau, tại địa phương xuất hiện những tin đồn thất thiệt về đặc dụng của loại cây thủy tùng. Họ cho rằng gỗ của loại cây này phát ra một mùi thơm có thể xua đuổi được côn trùng, nhựa của cây có thể đặc trị được bệnh ung thư. Chính vì tin đồn này, cơn sốt về thủy tùng bắt đầu rộ lên. Cao điểm nhất là vào thời điểm năm 2009 - 2010, hàng trăm người dân khắp nơi đổ về Ea Hồ. Mặt đất bị cày xới nham nhở, ruộng lúa của người dân bị kẻ xấu phá tan hoang, chỉ để kiếm những khúc gỗ thuỷ tùng còn sót lại.

Công cuộc kiếm tìm khi ấy đã khiến tình hình an ninh trật tự tại địa phương bị náo động một thời gian dài. Lời đồn đoán vô căn cứ cùng với thú chơi cây kiểng của những kẻ lắm tiền nhiều của đã khiến thuỷ tùng đứng trước cơn đại nạn, nguy cơ tuyệt chủng.  Khi cả rừng bị “săn” tới khúc gỗ cuối cùng, những người “khát thủy tùng” đã nhắm đến cả những khúc gỗ thuỷ tùng trong nhà dân, khi ấy đã được sử dụng làm cột chống chuồng trâu bò, cầu thang... Những khúc gỗ này cũng được những người này thu mua với giá cao.

Trước sự lộng hành của những kẻ “săn” thủy tùng, kiểm lâm dẫu đã ráo riết truy bắt nhưng cũng đành bất lực. Năm 2012 , ban Quản lý bảo tồn sinh cảnh thông nước đã được thành lập nhằm bảo vệ những cá thể thủy tùng còn sót lại. Những cánh rừng thủy tùng nguyên sinh lúc này chỉ còn trơ lại những cây nhỏ. Tuy nhiên, có một cây thủy tùng độ tuổi chừng 600 năm nằm trong rẫy cà phê của người dân vẫn còn đứng sừng sững hiên ngang trước sự săn lùng của lâm tặc. Cây đại thụ này được coi là một báu vật có niên đại lâu năm nhất may mắn còn sót lại.

Tìm hiểu thêm được biết, có thể thoát khỏi bàn tay của lâm tặc là bởi xung quanh cây thủy tùng 600 tuổi này xuất hiện nhiều câu chuyện kỳ bí. Theo người dân tại địa phương, trước đây cây đại thụ có thân hình to, cao hơn 10m. Thế nhưng, vào mùa mưa bão, cây liên tục ba lần bị sét đánh nên thân gãy ngang chết dần. “Vào mùa nắng, thân cây chết dần, phần ruột phía trong bị “sầu” một khoảng trống. Thế nhưng khi vào mùa mưa cây lại vươn mầm phát triển một cách thần kỳ”, anh Nguyễn Quang Thảo (một người dân ở gần khu vực cây đại thụ) cho biết.

Cũng theo người dân nơi đây, ở gần khu vực cây đại thụ này có một cặp rắn ông, rắn bà cư ngụ. Đôi rắn này được người dân nhận xét là rất to lớn và hung dữ. Bất cứ đối tượng nào lai vãng hay có ý định nhăm nhe đốn hạ cây đại thụ, ngay lập tức đôi rắn này xuất hiện để bảo vệ. Đã có nhiều đối tượng lâm tặc ngông cuồng, ý định tới cưa hạ cây đại thụ, sau đó bắt luôn cặp rắn này. Tuy nhiên khi thấy sự xuất hiện của đôi rắn ông, rắn bà, tất cả bọn chúng đã bỏ của chạy lấy người, vứt cả cưa máy, đồ nghề mà không dám quay lại nhặt?                            

Đã tìm được phương pháp nhân giống cho cây thủy tùng

Ông Khương thông báo một tin vui: “Tiến sỹ Trần Vinh, Phó Viện trưởng viện Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Tây Nguyên đã cấy ghép thành công cây mầm thủy tùng. Hiện nay, trạm được viện Lâm nghiệp Tây Nguyên gửi về trồng thí điểm 130 cây thủy tùng mới được cấy ghép. Tuy chỉ sống được 80 cây, nhưng đây cũng là kết quả đáng mừng. Tôi hy vọng trong thời gian tới, cây thủy tùng sẽ được nhân rộng. Khi đó loài cây quý hiếm này sẽ không còn nóng sốt như thời điểm bây giờ nữa”.


 MAI CƯỜNG

Xem thêm video:
[mecloud]a36Vt2NkjV[/mecloud]

Tin nổi bật