Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giai đoạn 2 của cuộc khủng hoảng Ukraina

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Biểu tình bùng phát ở miền đông, kêu gọi "trưng cầu dân ý như Crimea” là dấu hiệu đáng ngại của cuộc khủng hoảng Ukraina giai đoạn 2.

(ĐSPL) - Biểu tình bùng phát ở miền đông, kêu gọi "trưng cầu dân ý như Crimea” là dấu hiệu đáng lo ngại của cuộc khủng hoảng Ukraina giai đoạn 2.
Sau khi hoàn thành việc sáp nhập Crimea, Nga hiện đang toan tính về tương lai của Ukraina. Mặt khác, phương Tây cũng đang có âm mưu củng cố ảnh hưởng tại Kiev.
Biểu tình bùng phát ở miền đông là dấu hiệu đáng lo ngại của cuộc khủng hoảng Ukraina giai đoạn 2.
Trong bài viết đăng trên mạng Indian Punchline, nhà ngoại giao Ấn Độ kỳ cựu M K Bhadrakumar cho rằngNga có 4 mục tiêu ở Ukraina.
Thứ nhất là ngăn chặn, nếu có thể, cuộc bầu cử tổng thống cuối tháng 5 ở Ukraine - một cuộc bầu cử chắc sẽ dựng lên một nhà lãnh đạo thân phương Tây.
Thứ hai, tiếp tục nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của việc Ukraina thông qua cấu trúc liên bang với sự phân tán quyền lập hiến.
Thứ ba là ngăn chặn quá trình dẫn đến việc hội nhập Ukraina vào Liên minh Châu Âu.
Thứ tư là dùng mọi phương tiện có thể để ngăn chặn NATO “đông tiến” đến Ukraina.
Matxcơva đang tìm kiếm một sân chơi bình đẳng ở Ukraina, với niềm tin rằng Nga có đòn bẩy lớn hơn Mỹ trong việc ảnh hưởng đến chính sách ở Kiev.
Một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga ngày 8/4 cảnh báo rằng những mưu toan gần gũi phương Tây của trong quá khứ “đã đóng băng các mối liên lạc chính trị Nga-Ukraina, khiến cho cả Nga lẫn NATO đau đầu nhức óc và … phân hóa xã hội Ukraina”. Tuyên bố cảnh báo rằng quan hệ kinh tế trong tương lai giữa Nga và Ukraine "sẽ chủ yếu phụ thuộc vào các hành động của Ukraina trong chính sách đối ngoại”.
Nga đang gây sức ép để đảm bảo lợi ích đặc biệt của nước này ở Ukraina. Tuy chính phủ Mỹ luôn bác bỏ hành động nói trên, nhưng Nga vẫn chiếm thế “thượng phong”.

Nga đang dùng "đòn bẩy khí đốt" để thúc ép Ukraina.

Matxcơva có thể khiến cho nền kinh tế Ucraina sụp đổ và buộc nhà cầm quyền ở Kiev phải nhượng bộ. Nga đã cắt khoản trợ cấp khí đốt cho Ukraine và đồng thời yêu cầu nước này hoàn trả số tiền 11 tỷ USD mà Matxcơva đã cho Kiev để đổi lấy quyền ra vào các căn cứ ở Crimea.
Lập trường của Nga là gây áp lực không chỉ đối với chính quyền Ukraina, mà còn thách thức Mỹ và các đồng minh Châu Âu.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế  hiểu rằng Nga có thể phá hỏng các chương trình cải cách kinh tế đang được soạn thảo cho Kiev, trừ khi phương Tây chịu “nới lỏng hầu bao” và bảo lãnh cho nền kinh tế Ucraina đang ở bên bờ vực phá sản.
Chỉ có điều, Ukraina không thể cải cách kinh tế  trong bối cảnh bất ổn xã hội và chính trị. Kiev nghi ngờ rằng Matxcơva đang kích động tình trạng bất ổn ở miền đông Ukraina.

NATO: Quân đội Nga có thể hoàn thành các mục tiêu ở Ukraina "trong vòng 3-5 ngày, nếu được lệnh hành động”.

Các vị tư lệnh hàng đầu của NATO tiếp tục cảnh báo rằng Nga đã sẵn sàng can thiệp quân sự vào Ukraina. Họ cho rằng Moscow đã không giữ lời hứa sẽ rút quân ra xa biên giới Ukraina và quân đội Nga có thể hoàn thành “các mục tiêu trong vòng 3-5 ngày, nếu được lệnh hành động”.

Tin nổi bật