Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Giải cứu” khẩn cấp đường băng 2 sân bay lớn nhất nước theo hình thức giao thầu

(DS&PL) -

Thủ tướng đồng ý cho bộ GTVT chỉ định thầu để triển khai hai dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn tại 2 sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất.

Thủ tướng đồng ý cho bộ GTVT chỉ định thầu để triển khai hai dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn tại 2 sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất.

Đường lăn sân bay Nội Bài hư hỏng nặng. Ảnh: Pháp luật TP.HCM

Ngày 27/5, trong văn bản do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ký gửi bộ GTVT nêu rõ: Tại Nghị quyết số 41/NQ-CP, Chính phủ đã thống nhất trình tự, thủ tục thực hiện 2 dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh và đường lăn sân bay Nội Bài - Hà Nội và Tân Sơn Nhất – TP.HCM.

Hai dự án này được triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật đối với công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp. Tính cấp bách của dự án cũng là căn cứ để bộ GTVT đề xuất được giao thầu thay vì chỉ định thầu.

Bộ đã nhiều lần khẳng định đường băng Nội Bài và Tân Sơn Nhất đang xảy ra tình trạng xô dịch, gãy vỡ, hằn lún mặt đường, nứt vỡ bê tông... có nguy cơ gây mất an toàn khai thác bay nếu không được sửa chữa sớm.

Căn cứ Luật Xây dựng, Thủ tướng đồng ý cho bộ GTVT quyết định, chịu trách nhiệm thực hiện 2 dự án trên và được giao thầu (không thông qua đấu thầu) từ giai đoạn lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng cho đến giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào sử dụng.

Thủ tướng yêu cầu bộ GTVT chịu trách nhiệm toàn diện trong việc tổ chức thực hiện, bảo đảm tiến độ, hiệu quả. Việc nghiệm thu, thanh quyết toán phải đúng quy trình, quy định, không để phát sinh tiêu cực tham nhũng, gây thất thoát lãng phí tài sản nhà nước.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, tại Nội Bài, trên bề mặt đường cất/ hạ cánh 11L/29R có hiện tượng hằn vệt bánh tàu bay. Với tình trạng hư hỏng nêu trên, trong điều kiện ngày nắng nóng và nhiệt độ cao (mùa hè sắp tới) sẽ xuất hiện thêm hiện tượng rạn bề mặt bê tông nhựa. Khi gặp trời mưa tại các vị trí hằn lún vệt bánh có nước mưa đọng lại không thoát hết gây ảnh hưởng đến kết cấu đường cất/ hạ cánh.

Đường cất/ hạ cánh 11R/29L tại đây cũng có nhiều tấm bê tông bị nứt vỡ, sắc cạnh; có một số khu vực bị phùn bùn. Hiện tượng nứt vỡ bong bật các tấm bê tông lên tục xảy ra tại các vị trí đã trám vá cũ.

Tại Tân Sơn Nhất, đường cất/ hạ cánh 25L/07R xuất hiện các vết nứt vỡ, sụt, lún. Mặt đường xuất hiện thêm một số miếng vỡ góc cạnh tấm. Đặc biệt đã xuất hiện một số vị trí vết nứt tập trung tại 4 tấm liên kết với nhau gây tình trạng lún bề mặt đường cất/ hạ cánh. Xuất hiện các vết nứt, vỡ cạnh tấm tại các khe co giãn.

Đường cất/ hạ cánh 25R/07L bê tông bị rạn nứt, lún, hằn vết bánh, lồi lõm gây đọng nước khi trời mưa, hiện tượng bong bật và dồn, lún nhựa ngày càng tăng, bê tông nhựa bị rạn nứt, giảm cường độ.

Liên quan đến các dự án này, trước đó bộ GTVT đã giao Ban quản lý dự án Thăng Long tổ chức quản lý dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh và đường lăn sân bay Nội Bài. Còn Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông Cửu Long được phân công tổ chức quản lý dự án ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo tính toán trước đây của Bộ, tổng mức đầu tư cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn của hai sân bay dự kiến trên 4.300 tỉ đồng. Thời gian triển khai dự kiến từ khi chuẩn bị đầu tư đến lúc hoàn thành khoảng 23,5 tháng đối với Tân Sơn Nhất và 26,5 tháng đối với Nội Bài.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật