Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giá xăng tăng cao nhất 7 năm qua, tiến sát mức 25.000 đồng/lít

(DS&PL) -

Giá bán lẻ mặt hàng xăng trong nước sau phiên điều chỉnh chiều 10/11 lên cao nhất trong vòng 7 năm qua, tiến sát mức 25.000 đồng/lít.

Chiều 10/11, liên Bộ Công Thương - Tài chính đã quyết định điều chỉnh tăng giá bán lẻ các mặt hàng xăng áp dụng từ 15h cùng ngày.

Giá xăng tăng sốc, chạm mốc gần 25 nghìn đồng/lít. Ảnh minh họa

Cụ thể, xăng E5RON92 tăng 559 đồng/lít; xăng RON95 tăng 658 đồng/lít, lên mức 24.996 đồng/lít.

Trong khi đó, mặt hàng dầu diesel giữ nguyên giá bán, với mức 18.716 đồng/lít. Tương tự dầu hỏa cũng không tăng giá so với hiện hành, có giá bán lẻ 17.637 đồng/lít.

Tại kỳ điều hành này, cơ quan điều hành giá trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu ở mức 150 đồng/lít đối với dầu hỏa, dầu mazut ở mức 500 đồng/kg; Không trích lập Quỹ bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng, dầu hỏa, dầu diesel.

Đồng thời, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với mặt hàng xăng E5RON92 ở mức 800 đồng/lít, xăng RON95 ở mức 100 đồng/lít, dầu diesel ở mức 8 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 44 đồng/lít, dầu mazut không chi.

Sau khi thực hiện việc trích lập và chi sử dụng Qũy BOG, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Xăng E5RON92 không cao hơn 23.669 đồng/lít; xăng RON95 không cao hơn 24.996 đồng/lít; dầu diesel không cao hơn 18.716 đồng/lít; dầu hỏa không cao hơn 17.637 đồng/lít; dầu mazut không cao hơn 16.821 đồng/kg.

Với đợt điều chỉnh tăng giá này, giá xăng trong nước hiện ở mức cao nhất trong 7 năm qua.

Theo dữ liệu của bộ Công Thương, trong 15 ngày qua, trên thị trường thế giới, giá xăng dầu có sự biến động mạnh. Xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 tăng 1,665 USD/thùng, xăng RON 95 tăng 2,112 USD/thùng trong khi giá dầu diesel 0.05S giảm 0,743 USD/thùng, dầu hỏa giảm 1,256 USD/thùng; dầu mazut 180CST 3.5S giảm 31,380 USD/tấn.

Thị trường xăng dầu thế giới chịu ảnh hưởng của việc nhu cầu tăng khi các nước chuyển đổi chiến lược ứng phó với dịch bệnh COVID-19 theo hướng sống chung với dịch bệnh.

Bên cạnh đó, việc thiếu nguồn cung về than và khí đốt tại một số khu vực cũng gây áp lực làm tăng giá xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới trong giai đoạn vừa qua.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật