Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giá gạo châu Á tăng lên mức cao nhất trong 3 năm qua

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Giá gạo tăng cao sẽ gây thêm áp lực lạm phát, đồng thời tăng chi phí nhập khẩu của các nước.

Cách đây vài ngày, Reuters đưa tin Ấn Độ ban hành lệnh tạm dừng hạng mục xuất khẩu gạo lớn nhất của mình. Theo chính phủ Ấn Độ, họ đang áp đặt lệnh cấm đối với gạo trắng non – basmati (các loại gạo không phải basmati). 

Được biết, giá gạo bán lẻ tại Ấn Độ đã tăng 3% trong một tháng sau khi mưa gió mùa kéo dài gây thiệt hại đáng kể cho mùa màng. Nếu tính trong 12 tháng qua thì giá bán lẻ gạo ở nước này tăng 11,5%.

Lệnh cấm nói trên có hiệu lực ngay từ ngày 20/7 nhưng các tàu đang vận chuyển gạo được phép tiếp tục xuất khẩu. Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ BV Krishna Rao nhận định, lệnh cấp xuất khẩu gạo đột ngột có thể ảnh hưởng lớn đến người mua khi họ chưa thể tìm được nhà cung cấp thay thế.

Giá gạo tại châu Á đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 3 năm qua. Ảnh minh họa

Theo Bloomberg, giá gạo tại châu Á đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 3 năm qua, sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu một số loại gạo. Điều này dấy lên mối lo ngại về nguồn cung lương thực cho người dân trên khắp thế giới.

Dữ liệu từ Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho thấy, giá gạo trắng Thái Lan 5% tấm, tiêu chuẩn châu Á đã tăng lên 575 USD/tấn, tăng 7% so với 2 tuần trước đó. Đây là mức giá đắt nhất của gạo trắng Thái Lan 5% tấm, tiêu chuẩn châu Á kể từ tháng 4/2020.

Lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ đối với gạo trắng non - basmati nhằm mục đích kiểm soát giá cả trong nước. Động thái này diễn ra trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung nông sản gia tăng do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nhiệt độ tăng cao tại châu Âu, cũng như các cuộc tấn công của Nga nhằm vào các cơ sở sản xuất ngũ cốc của Ukraine.

XEM THÊM: Nhiệt độ đại dương tăng cao châm ngòi cho các thảm họa thời tiết

Gạo là thực phẩm quan trọng trong chế độ ăn uống của hàng tỷ người ở châu Á và châu Phi. Vì thế, giá gạo tăng sẽ gây thêm áp lực lạm phát, cũng như tăng chi phí nhập khẩu của các nước.

Tình hình có thể diễn biến theo chiều hướng xấu. Thái Lan - nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai - cũng đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán lan rộng. Nước này yêu cầu nông dân chỉ thu hoạch một vụ trong năm 2023, đồng thời đang đánh giá nguồn dự trữ của mình.

Đinh Kim (Theo Bloomberg, Reuters)

Tin nổi bật