Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Gia đình Dương Chí Dũng nộp 4,7 tỷ đồng khắc phục hậu quả

(DS&PL) -

Gia đình bị cáo Dương Chí Dũng đã nộp 4,7 tỷ đồng tiền khắc phục hậu quả trong vụ “đại án” tại Vinalines, và gia đình bị cáo Mai Văn Phúc cũng đã nộp được 3,5 tỷ đồng.

Gia đình bị cáo Dương Chí Dũng đã nộp 4,7 tỷ đồng tiền khắc phục hậu quả trong vụ “đại án” tại Vinalines. Trong khi đó, gia đình bị cáo Mai Văn Phúc cũng đã nộp được 3,5 tỷ đồng.

Báo Pháp luật Online dẫn nguồn tin từ Cục Thi hành án dân sự TP.Hà Nội cho hay, gia đình bị cáo Dương Chí Dũng đã nộp tại cơ quan này 4,7 tỷ đồng tiền khắc phục hậu quả trong vụ “đại án” tại Vinalines. Trong khi đó, gia đình bị cáo Mai Văn Phúc cũng đã nộp được 3,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết thì 2 khoản tiền trên vẫn chưa thể xác định rõ là “khắc phục hậu quả” cho hành vi nào, “tham ô” hay “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Đối với tội danh “Tham ô”, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mỗi người chỉ bị tuyên phải bồi thường 10 tỷ đồng, nhưng trong tội “Cố ý làm trái”, số tiền mỗi bị cáo phải bồi thường là 100 tỷ đồng.

Dương Chí Dũng tại phiên xét xử sơ thẩm.

Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đều bị Tòa sơ thẩm tuyên phải bồi thường, khắc phục hậu quả mỗi người 110 tỷ đồng cho hai tội “Tham ô” và “Cố ý làm trái”. Để đảm bảo thi hành án về dân sự thì Tòa cấp sơ thẩm cũng đã quyết định tiếp tục tạm giữ 3.900 USD mà cơ quan điều tra thu được khi bắt giữ bị cáo Dũng; tiếp tục kê biên ba căn nhà của bị cáo Dũng và một căn nhà của bị cáo Phúc. Như vậy, tính đến thời điểm kết thúc phiên tòa sơ thẩm thì cả bị cáo Dũng và Phúc đều chưa tự nguyên thực hiện bồi thường, khắc phục hậu quả.

Tuy nhiên, với việc gia đình bị cáo Dũng và Phúc nộp tiền sau phiên tòa sơ thẩm như trên thì hiện cũng chưa thể xác định rõ đây là khoản tiền khắc phục cho hành vi phạm tội “Tham ô” hay “Cố ý làm trái”? Một số luật sư cho rằng, để làm rõ nội dung trên thì tại phiên tòa phúc thẩm tới đây, cần hỏi bị cáo Dũng và Phúc để xem ý kiến chính thức của họ đối với khoản tiền mà gia đình bị cáo đã nộp. Nếu hai bị cáo này cho rằng đây là khoản tiền khắc phục hậu quả cho hành vi “Tham ô” thì tất nhiên họ phải nhận tội, vì phải có việc tham ô mới có chuyện nộp lại tiền.

Theo nhiều luật sư, nếu từ giai đoạn điều tra, Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc nhận tội và khắc phục hậu quả thiệt hại một cách tích cực thì khi ra tòa, bản án sẽ nhẹ hơn.

Theo chống án xin giảm hình phạt và kêu oan của cựu chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng và nhiều thuộc cấp, ngày 22/4 TAND Tối cao sẽ mở phiên phúc thẩm xem xét việc này.

Giấy báo của tòa về thời gian xét xử đã được gửi tới các luật sư. Bảo vệ Dương Chí Dũng tại phiên phúc thẩm là 3 luật sư tham gia từ phiên sơ thẩm.

Ngày 16/12/2013, TAND Hà Nội tuyên phạt cựu chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng 18 năm tù về tội Cố ý làm trái và án tử hình do Tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt là tử hình.

Tại phiên xử, ông Dũng thừa nhận đã thiếu sát sao để xảy ra thất thoát hơn 366 tỷ đồng của nhà nước trong thương vụ mua ụ nổi 83M theo cáo buộc của VKS. Riêng cáo buộc tham ô tài sản 10 tỷ đồng, ông Dũng nói: "Đến chết cũng không nhận". Ông này sau đó kháng cáo toàn bộ bản án.

Ông Mai Văn Phúc (nguyên tổng giám đốc Vinalines) cũng kháng cáo tương tự ông Dũng khi đề nghị xét xử lại việc TAND Hà Nội tuyên tử hình ông về tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế. Ông Trần Hữu Chiều (nguyên phó tổng giám đốc Vinalines) thì cho rằng hình phạt 9 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế là quá nặng, án 10 năm do Tham ô tài sản là "oan ức".

Trong các bị cáo còn lại, Trần Hải Sơn (nguyên tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines), Lê Văn Dương (nguyên đăng kiểm viên) cùng Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng (đều là cán bộ hải quan) cũng kháng cáo xin giảm hình phạt và xem xét lại mức bồi thường thiệt hại.

Tin nổi bật