VnExpress đưa tin, người bố (39 tuổi, Hà Nội) và con gái (17 tuổi) nhập viện Bệnh viện đa khoa Tâm Anh cấp cứu trong đêm 11/6. Khoảng 30 phút sau, người mẹ và con trai nhỏ tiếp tục nhập viện. Trước khi nhập viện, gia đình có đặt cỗ ngoài về ăn, trong đó có món canh cua.
Thạc sĩ, bác sĩ Hà Thùy Trang (Khoa Tiêu hóa) cho biết, thời điểm nhập viện, các triệu chứng trên của 4 người bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, dẫn đến mất nước và rối loạn điện giải. Đây là các triệu chứng điển hình của ngộ độc thực phẩm. Bệnh nhân được xét nghiệm, siêu âm ổ bụng và điều trị phù hợp. Sau 3 ngày, 4 người bệnh bình phục và được xuất viện.
Gia đình 4 người bình phục sau khi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh: VNExpress.
Cũng theo Thạc sĩ Thùy Trang, trong thời tiết nắng nóng, nếu thực phẩm được chế biến, bảo quản không hợp lý, sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Những gia đình thường xuyên đặt đồ nấu sẵn, như gia đình anh Ngọc, cần lựa chọn cơ sở uy tín, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Canh cua là món bổ dưỡng, vị thanh mát nên được nhiều người ưa thích trong mùa hè. Tuy nhiên, món ăn này dễ gây ngộ độc nếu không đảm bảo độ tươi, cách chế biến và bảo quản hợp vệ sinh. Cua có nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có axit amin histidine. Hoạt chất này có thể biến thành chất độc histamine khi cua chết, khiến người ăn dễ đau bụng, đau đầu, choáng váng, buồn nôn và nôn. Canh cua giàu chất đạm, có vị tanh nên dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập. Việc bảo quản và nấu lại canh cua có thể khiến thịt cua biến chất, gây độc, theo thông tin từ Tạp chí Tri Thức Trực Tuyến.
Ảnh minh họa
Việc ăn canh cua chưa nấu chín có thể khiến ký sinh trùng (như sán lá phổi) xâm nhập, gây triệu chứng đau bụng, tiêu chảy… Trường hợp nặng, ký sinh trùng lan sang phổi gây ho, đau tức ngực, khó thở, sốt, nổi mề đay; cư trú ở gan có thể làm áp xe hoặc gây cơn động kinh khi xuất hiện ở não.
Thu Hương (T/h)