Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Gần 6.000 ca phá thai vị thành niên năm 2015

(DS&PL) -

(ĐSPL)-Năm 2015, VN có hơn 5.500/280.000 ca phá thai vị thành niên (VTN). Còn trong tổng số ca đẻ năm 2015 có 42.000 bà mẹ là VTN, chiếm 2,53\% tổng số ca sinh

(ĐSPL) - Tỷ lệ vị thành niên (VTN) mang thai ở nước ta đang có xu hướng giảm, tuy nhiên, con số này vẫn rất cao. Năm 2015, có gần 280.000 ca phá thai trong đó có hơn 5.500 ca phá thai VTN. Còn trong tổng số ca đẻ năm 2015 có 42.000 bà mẹ là VTN, chiếm 2,53\% tổng số ca sinh.

VOV đưa tin, thông tin từ Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) cho biết: Trong năm 2015, số trẻ em gái kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi cao nhất rơi vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương với 59 triệu em. Đông Á và Nam Á, khu vực Tây Phi và Trung Phi với 8 triệu em/khu vực; các quốc gia Ả Rập 3 triệu em và khu vực Đông Âu và Trung Á là 1 triệu em.

Mỗi ngày có 20.000 trẻ em gái tại các nước đang phát triển ở độ tuổi từ 15 - 17 sinh con; ước tính số ca nạo phá thai không an toàn ở trẻ em gái tuổi từ 15-19 là 3,2 triệu ca; tỷ lệ trẻ em gái cho biết đã từng bị cưỡng bức quan hệ tình dục trước 15 tuổi là 10\%. Tự tử là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em gái từ 15-19 tuổi, tiếp theo là biến chứng thai sản.

Vì vậy, chủ đề Ngày dân số thế giới năm 2016 (11/7) được Quỹ Dân số LHQ lựa chọn là “Đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên”.

Trẻ VTN cần được cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh, sản, giới tính để tự bảo vệ mình trước việc mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai… (Ảnh minh họa)

Trao đổi trên báo Dân việt, ông Đinh Huy Dương - Vụ trưởng Vụ Truyền thông giáo dục (Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình, Bộ Y tế) cho biết, tỷ lệ VTN mang thai ở nước ta đang có xu hướng giảm, tuy nhiên, con số này vẫn rất cao. Cụ thể, con số này các năm 2010, 2014 và 2015 lần lượt là: 3,24\%, 2,78\% và 2,66\% số ca mang thai. Điều này kéo theo số ca phá thai ở lứa tuổi VTN cũng giảm rất chậm. Theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) năm 2010 cả nước có 470.000 ca phá thai, trong đó hơn 9.100 ca là VTN. Năm 2015 có gần 280.000 ca phá thai trong đó có hơn 5.500 ca phá thai VTN. Còn trong tổng số ca đẻ năm 2015 có 42.000 bà mẹ là VTN, chiếm 2,53\% tổng số ca sinh.

Đây chỉ mới là con số được thống kê từ hệ thống y tế công. Tuy nhiên, con số thực tế do đó cao hơn rất nhiều nếu thống kê cả những cơ sở y tế tư nhân. Hiện Việt Nam có khoảng 14 triệu trẻ VTN.

Liên quan đến công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản VTN, VOV dẫn lời ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Dân số cho biết, công tác trên vẫn còn nhiều rào cản. Đó là kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản của VTN chưa được đầy đủ, vẫn còn nhiều trẻ VTN chưa có hiểu biết về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho bản thân.

Trong khi đó, khả năng tiếp cận của VTN với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản khó khăn hơn các đối tượng khác.

Theo ông Nguyễn Văn Tân, những vấn đề như: công tác truyền thông, giáo dục giới tính, giáo dục về đời sống gia đình trong chương trình phổ thông; tăng cường cung cấp các phương tiện tránh thai đối với vị thành niên; xây dựng một loạt các cơ sở cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ thân thiện với VTN… sẽ được đưa vào dự thảo Luật Dân số trình Quốc hội tới đây.

Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) tại Việt Nam cũng nhấn mạnh: Khi đầu tư cho trẻ em gái vị thành niên thì tất cả mọi người đều được hưởng lợi: Gia đình, cộng đồng và quan trọng nhất là chính các cô gái.

Tại Việt Nam, UNFPA xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ, để tất cả các trẻ em gái trong độ tuổi thanh, thiếu niên và phụ nữ có thể mang thai khỏe mạnh và an toàn. UNFPA đang làm việc với Bộ Y tế để xây dựng kế hoạch quốc gia mới về ung thư cổ tử cung, nhằm giúp các trẻ em gái có thể được tiêm vaccine, cũng như những phụ nữ được chẩn đoán bị tổn thương tiền ung thư sẽ được sàng lọc và điều trị. Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung xâm lấn cũng sẽ được điều trị.

GS Nguyễn Thị Hoài Đức - Viện trưởng Viện Sức khỏe sinh sản và gia đình Rahf, việc phá thai đối với trẻ VTN tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về sức khoẻ. Cơ thể của các em còn non nớt, dễ bị tổn thương, việc phá thai có thể để lại hậu quả như chảy máu nhiều, thủng tử cung, nhiễm khuẩn dẫn đến dính vòi trứng gây vô sinh; hoặc do phá thai, đặc biệt phá thai nhiều lần thì thành dạ con sẽ mỏng dễ dẫn đến sảy thai liên tiếp, thai lưu, chửa ngoài dạ con...

Ngọc Linh (tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

[mecloud]LDLRO1CbtG[/mecloud]

Tin nổi bật