Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Gần 130.000 thí sinh dự thi Đánh giá năng lực đợt 1: Vì sao cấu trúc đề thi thay đổi?

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Đại học Quốc gia TPHCM điều chỉnh cấu trúc đề thi đánh giá năng lực để phù hợp với bối cảnh áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Sáng nay 30/3, tại 25 tỉnh thành trong cả nước diễn ra kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM đợt 1 năm 2025, thông tin từ Dân Trí.

Theo thống kê số lượng thí sinh đăng ký, đợt 1 của kỳ thi này thu hút gần 130.000 thí sinh tham dự. Cả 63 tỉnh thành đều có thí sinh đăng ký dự thi đánh giá năng lực đợt này.

Thí sinh sẽ bắt đầu làm bài từ 8h30 đến 11h. Trước đó, các hội đồng thi sẽ giải quyết các trường hợp liên quan đến việc thí sinh quên giấy báo dự thi, thí sinh điều chỉnh thông tin cá nhân gồm họ tên, ngày sinh, số căn cước và các trường hợp phát sinh khác.

Thí sinh dự thi ở điểm thi Trường Đại học Bách khoa. Ảnh: VNU

Sau 7 năm tổ chức ổn định, từ năm 2025, kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM thay đổi cấu trúc đề thi với mục tiêu để tuyển được những học sinh phù hợp học đại học.

Đề thi giữ cấu trúc phần sử dụng ngôn ngữ và toán học, đồng thời thêm số lượng câu hỏi của hai phần này để tăng độ tin cậy và độ phân biệt của bài thi.

Phần logic - phân tích số liệu và giải quyết vấn đề được cấu trúc lại thành phần tư duy khoa học nhằm đánh giá năng lực của thí sinh về logic và suy luận khoa học khi giải quyết các tình huống thực tế thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế và xã hội.

Các câu hỏi trong phần tư duy khoa học được xây dựng theo hướng cung cấp thông tin, số liệu, dữ kiện, hoạch định thí nghiệm, kết quả thực nghiệm, thông qua đó yêu cầu thí sinh thể hiện khả năng hiểu và vận dụng thông tin, xác định kết quả thực nghiệm, dự đoán quy luật.

Đề thi đánh giá năng lực năm 2025 vẫn bao gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan đa lựa chọn với 150 phút làm bài và thực hiện thi trên giấy.

Kết quả thi được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm hiện đại theo lý thuyết ứng đáp câu hỏi. Điểm số tối đa của bài thi là 1.200 điểm.

Thí sinh tại điểm thi Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHC. Ảnh: Dân Trí

TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TPHCM) cho biết trên Vietnamnet, sở dĩ có sự thay đổi trong cấu trúc đề thi là do xu hướng lựa chọn môn học đa dạng của học sinh, nếu duy trì cấu trúc đề thi của giai đoạn 2018-2024 sẽ gặp hạn chế trong đánh giá chính xác năng lực của các thí sinh học theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 do đa số học sinh không học đủ 5 môn học ứng với 5 lĩnh vực trong phần Giải quyết vấn đề điều chỉnh cấu trúc đề thi để phù hợp với cách tiếp cận mới của chương trình giáo dục phổ thông.

"Điều chỉnh đề thi để đánh giá chính xác năng lực học đại học của thí sinh và bảo đảm công bằng và tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đại học cho tất cả thí sinh nhất là khi sự chọn lựa các môn học của các em là rất đa dạng", ông Chính nói.

Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025. Ảnh: Vietnamnet

Kết quả thi đánh giá năng lực được công bố sau nửa tháng (16/4). Sau đó đơn vị này tiếp tục tổ chức thi đợt 2 tại 11 tỉnh thành. Năm nay, cả hai đợt thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM đều diễn ra trước kỳ thi tốt nghiệp THPT.  

Hiện có 103 trường đại học, cao đẳng trên cả nước xét tuyển kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức. Trong đó, có 8 trường đại học thành viên của đại học này là: Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc tế, Đại học An Giang, Đại học Khoa học sức khỏe và 85 trường đại học cao đẳng khác.

Tin nổi bật