Theo quan niệm dân gian, gà trống và gà mái mang những ý nghĩa biểu tượng khác nhau trong thờ cúng.
Gà trống: Gà trống được coi là biểu tượng của dương tính, mạnh mẽ, hiên ngang và là cầu nối giữa thế giới con người và thần linh. Tiếng gáy của gà trống được coi là có khả năng xua đuổi tà ma, mang lại may mắn và tài lộc. Vì vậy, gà trống thường được ưu tiên lựa chọn làm lễ vật cúng tế trong các dịp lễ quan trọng như cúng giao thừa, cúng đình, cúng thần linh...
Gà trống được coi là biểu tượng của dương tính, mạnh mẽ, hiên ngang
Gà mái: Gà mái tượng trưng cho âm tính, sự sinh sôi nảy nở, đẻ con đàn cháu đống. Tuy nhiên, trong quan niệm dân gian, gà mái không được coi là linh thiêng và mạnh mẽ như gà trống. Vì vậy, gà mái thường không được sử dụng trong các dịp lễ cúng trang trọng.
Theo báo VTC News, TS Trần Long, nguyên Trưởng bộ môn Văn hoá Việt Nam, khoa Văn hóa học, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM cho biết, người Việt Nam hiện đại hoàn toàn có thể cúng gà mái vào các ngày giỗ, Tết. Về mặt văn hóa tâm linh, điều này không vi phạm cấm kỵ hay gây nguy hại gì.
Mâm cỗ Việt không thể thiếu gà
Trong thực tế, nhiều gia đình có cúng gà mái nhưng trước khi dâng lên thì chặt miếng, bày đĩa như một món ăn trong mâm, thay vì đặt cả con dáng chầu như gà trống. Nhiều người có quan điểm cúng gà mái tơ sẽ cầu được may mắn, bình an.
Trong các dịp cúng ngày rằm, cúng tháng cô hồn, cúng gia tiên, thắp hương cửa hàng, nhiều người cũng sử dụng gà mái để cúng. Với mâm cúng mang ý nghĩa dâng hương, cỗ cúng gà mái đang ngày được ưa chuộng vì gà mái luộc ăn sẽ thơm, ngon hơn.