Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Forbes tính tài sản của các tỷ phú thế giới như thế nào?

(DS&PL) -

Tạp chí Forbes định giá tài sản của các tỷ phú trên trang cá nhân, dựa trên cổ phiếu của họ trong các công ty mà họ đầu tư, bất động sản, tiền mặt, các khoản đầu tư

Tạp chí Forbes định giá tài sản của các tỷ phú trên trang cá nhân, dựa trên cổ phiếu của họ trong các công ty mà họ đầu tư, bất động sản, tiền mặt, các khoản đầu tư và trừ đi số nợ của họ.

 Trang web forbes.com công bố danh sách tỷ phú

"Năm nay là năm thứ 29 tạp chí Mỹ Forbes công bố danh sách những người giàu nhất thế giới. Dù chúng tôi làm công việc này (xếp hạng các tỷ phú, triệu phú) từ rất lâu, nhưng đây chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng. Các phóng viên của chúng tôi đào bới rất sâu và đi rất xa", thông tin này được Forbes đăng tải trên trang web của mình khi công bố danh sách tỷ phú năm 2017. Forbes cho biết để xác định tài sản của các tỷ phú, tạp chí này đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.

Cụ thể, Forbes định giá tài sản của các cá nhân dựa trên cổ phiếu của họ trong các công ty nhà nước và tư nhân, bất động sản, tiền mặt, các khoản đầu tư có giá trị và trừ đi số nợ của họ. “Chúng tôi cũng cố gắng xác minh các con số với toàn bộ mọi tỉ phú. Một số họ hợp tác, một số lại không. Chúng tôi cũng tham vấn hàng loạt chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau” 

Các phóng viên của Forbes phỏng vấn cả nhân viên kế toán, cố vấn, luật sư... của các tỷ phú để ước tính tài sản của họ. Danh sách đội ngũ biên tập viên, phóng viên, chuyên viên thực hiện danh sách tỷ phú năm 2017 đăng trên trang web của Forbes bao gồm 81 cá nhân và các nhóm của Forbes ở Cộng hòa Czech, Indonesia, Hàn Quốc, Nga, Ukraine, Argentina... Ngoài ra, Forbes còn nhận được sự hỗ trợ của các ngân hàng, công ty tài chính, hãng tư vấn... ở các nước.

Ngoài tạp chí Forbes, hãng tin tài chính Mỹ Bloomberg cũng thiết lập chỉ số tỷ phú (Billionaires index) từ năm 2016 để theo dõi giá trị tài sản của 20 người giàu nhất thế giới. Phương pháp tính của Bloomberg cũng có những điểm tương tự Forbes. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu những cách tính này có chính xác hay chỉ là phỏng đoán?

Trên tờ New York Times, cây bút tài chính Kevin Roose bình luận, định giá tài sản là một công việc cực kỳ khó khăn, bởi rất nhiều tỷ phú có những khoản đầu tư lớn và phức tạp, một số công khai nhưng một số bí mật. Kể cả với cách tính chi tiết như trên thì các con số tài sản mà Forbes và Bloomberg công bố trên thực tế đều chỉ là “tài sản trên giấy tờ” - có thể xác định bằng phương pháp toán học dựa trên số liệu, thông tin công khai nhưng thay đổi chóng mặt hằng ngày.

Để tăng sự chính xác, cả Forbes lẫn Bloomberg còn phỏng vấn trực tiếp các tỉ phú. Tuy nhiên, sự lên tiếng của các tỷ phú lại có thể dẫn đến một nguy cơ khác đó là "nói dối".

“Chúng tôi không cho rằng tất cả họ đều nói thật. Có tỷ phú thì muốn nâng tài sản của mình lên, một số khác lại muốn giảm xuống”- ông Randall Lane, biên tập viên của Forbes, cho biết.

Chẳng hạn, năm 2017 một tỷ phú châu Á muốn Forbes thay đổi ngày chốt giá cổ phiếu để tính tài sản vì hôm đó giá cổ phiếu của ông ta quá thấp. Hay một tỷ phú ở Mỹ Latin muốn tạp chí tăng giá trị tài sản của ông ta lên dựa trên một khối tài sản ông khẳng định là trị giá 3 tỷ USD, nhưng lại chưa hề tạo ra chút lợi nhuận nào.

 Kiều Trang (T/h)

Tin nổi bật