Có lẽ đây là doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đầu tiên chịu áp lực lớn từ phía dư luận. Và việc Fomosa đứng ra nhận lỗi và khắc phục hậu quả xét cho cùng cũng là một điều có thể chấp nhận.
Chiều 30/6 Chính phủ đã chủ trì họp báo công bố nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung là do đường ống xả thải của Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa (Vũng Áng, Hà Tĩnh) gây ra.
Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh đã cúi đầu xin lỗi nhân dân, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Việt Nam, cam kết thực hiện bồi thường 500 triệu USD vì đã gây ra sự cố môi trường thời gian qua.
Có lẽ đây là doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đầu tiên chịu áp lực lớn từ phía dư luận. Và việc Fomosa đứng ra nhận lỗi và chịu trách nhiệm về hậu quả xét cho cùng cũng là một điều có thể chấp nhận được.
Trước đó, sau phát ngôn “lỡ lời” chọn nhà máy hay chọn tôm cá, ông Chu Xuân Phàm Trưởng đại diện Công ty Formosa tại Hà Nội đã bị “đuổi việc” và về nước. Dĩ nhiên, Fomosa thì không muốn điều đó xảy ra với chính mình. Và tin rằng cả hàng nghìn công nhân khác cũng chẳng hề mong muốn nhà máy này phải đóng của.
Hãy để Fomosa khắc phục hậu quả
Chia sẻ với PV báo Người đưa tin, luật sư Đinh Quốc Dũng – Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai nói rằng: Việc Fomosa đứng ra nhận trách nhiệm là cách tốt nhất cho Fomosa nếu muốn tiếp tục làm ăn và không muốn bị dư luận lên án.
Gây hậu quả thì Fomosa phải khắc phục hậu quả và phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Về nguyên tắc hậu quả tới đâu thì bồi thường và khắc phục tới đó.
Luật sư Đinh Quốc Dũng – Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Đồng Nai. |
Tuy nhiên, cách tốt nhất để Fomosa tồn tại là để khắc phục hậu quả thoả đáng cho người dân. Đúng theo quy định của pháp luật thì có thể buộc Fomosa dừng hoạt động do gây ô nhiễm. Tuy nhiên, điều quan trọng là buộc Fomosa bồi thường và khắc phục hậu quả. Cho nên, việc chấm dứt hoạt động của Fomosa theo tôi là chưa cần thiết.
Nên để Formosa tiếp tục hoạt động nếu doanh nghiệp này bồi thường thoả đáng và khắc phục hậu quả cho người dân và môi thường. Ngoài ra cũng nên có những cam kết về việc đảm bảo môi trường từ phía Fomosa.
Tạo cơ hội cho doanh nghiệp
Luật sư Lê Cao (Đoàn luật sư thành phố Đà Nẵng) cũng có những chia sẻ thẳng thắn và cởi mở về vụ việc. Theo luật sư Lê Cao thì vụ việc Fomosa là bài học rất lớn. Doanh nghiệp này đứng ra nhận trách nhiệm và bồi thường là phù hợp với quy định pháp luật.
Quan điểm của tôi thì nên có thời gian để kiếm chứng những gì mà Fomosa sẽ làm. Nếu chúng ta đủ cơ sở để khẳng định Formosa tiếp tục hoạt động mà vẫn đảm bảo được an toàn biển, không gây ra thảm họa thì sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp.
Không thể phụ nhận những vấn đề lợi ích người lao động, mục tiêu kinh tế khi có một doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, xét cho cùng những lợi ích đó phải đặt sau giá trị lớn hơn như môi trường và an toan biển”, luật sư Lê Cao nói.
Sẽ tác động trực tiếp tới hàng nghìn lao động
Đó là băn khoăn, trăn trở của luật gia - luật sư Dương Lê Ước An (Công ty luật TNHH Việt Kim). Chia sẻ với PV báo điện tử Người đưa tin, luật sư An nói: Ông cha ta vẫn có câu “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Việc Fomosa đứng ra nhận trách nhiệm và bồi thường cũng có thể coi là hành động đáng hoan nghênh đối với một doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài.
Điều quan trọng là phía Fomosa thấy có trách nhiệm với ngư dân, với môi trường sống biển. Với tư cách là một người con Hà Tĩnh tôi cũng cho rằng việc cho Fomosa cơ hội để tiếp tục dự án là hành động nhân văn. Điều này cũng có tác động trực tiếp đến hàng nghìn người lao động ở địa phương, giúp cho họ an tâm hơn.
Tuy nhiên, tôi đề nghị có một cơ chế giám sát chặt chẽ hơn nữa đối vấn đề xả thải, nhằm đảm bảo không có một sự việc tương tự xảy ra trong thời gian tới.
Trước đó, như đã đưa tin, vào tháng 4, hiện tượng cá chết xuất hiện đầu tiên tại vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh. Tiếp sau đó lan rộng đến vùng biển các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân gây ra cá chết, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật dù bất kỳ là ai vi phạm các nguyên tắc bảo vệ môi trường. Ngày 27/4, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho biết: “Hiện tượng cá chết hàng loạt trong những ngày qua đã khiến dư luận quan tâm, nhiều người dân lo lắng hoang mang. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến cá chết hàng loạt: Một là do hoạt động của con người, thải chất độc ra môi trường. Hai là do tác động của thiên nhiên, còn gọi là thủy triều đỏ”. Đến ngày 5/5, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho hay có gần 100 tấn cá chết trôi dạt vào bờ các tỉnh miền Trung, đồng thời các cơ quan chức năng của Bộ NN&PTNT đang vào cuộc làm rõ, xử lý tiêu hủy cá chết, đồng thời tích cực khôi phục sản xuất, đánh bắt thủy hải sản. Ngày 2/6, tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết nhưng chưa thể công bố. |
NHẤT PHIẾN - HẰNG NGUYỄN
Nguồn: Người đưa tin
[mecloud]bnR85yEOSn[/mecloud]