Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

FED giữ nguyên lãi suất cao nhất suốt 22 năm qua

  • Vân Anh
(DS&PL) -

Ở cuộc họp chính sách tháng 9, FED không tăng lãi suất và duy trì ở phạm vi 5,25 - 5% - mức cao nhất trong 22 năm qua.

Sau cuộc họp chính sách tháng 9 kéo dài 2 ngày, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách trong khoảng 5,25 - 5,50%. Đây là mức cao nhất kể từ năm 2001.

Chủ tịch FED Jerome Powell trong họp báo hôm 20/9. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, các dự báo cập nhật cho thấy 12/19 nhà hoạch định chính sách của cơ quan này ủng hộ một đợt tăng lãi suất nữa vào năm 2023 để đảm bảo lạm phát tiếp tục giảm tốc, theo thông tin trên báo Tin tức.

Theo báo VnExpress, FED cũng công bố hàng loạt dự báo, cho thấy họ muốn đưa lãi suất lên 5,63 - 5,87% năm nay. Điều này đồng nghĩa FED có thể nâng lãi thêm một lần nữa vào cuối năm. Dự báo tăng trưởng cho kinh tế Mỹ năm nay cũng được điều chỉnh tăng mạnh, lên 2,1%. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp được kỳ vọng giảm nhẹ.

Tuy nhiên, quan chức FED cũng cho rằng năm sau, số lần giảm lãi sẽ giảm so với dự báo trước đây. Đây cũng là điều nhà đầu tư lo ngại, rằng lãi suất sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn.

"Các dự báo mới cho thấy FED khá tự tin vào triển vọng Mỹ hạ cánh mềm. Vì thế, nhu cầu nới lỏng chính sách năm sau cũng giảm đi", Seema Shah, chiến lược gia toàn cầu tại Principal Asset Management nhận xét.

Trong cuộc họp báo sau phiên họp, Chủ tịch FED Jerome Powll cho biết hạ cánh mềm "là khả thi". Tuy nhiên, việc này có thể bị đe dọa "bởi các yếu tố nằm ngoài khả năng kiểm soát" của FED.

Giá năng lượng tăng vẫn có thể kéo lạm phát lên cao. Cuộc đình công của các công nhân ngành ô tô Mỹ cũng khiến FED chú ý, do việc này ảnh hưởng đến thị trường lao động.

"Hạ cánh mềm là mục tiêu cơ bản và chúng tôi luôn nỗ lực để đạt điều này. Tuy nhiên, nếu không khôi phục được sự ổn định giá cả, lạm phát vẫn có thể quay lại", Powell cho biết.

Trong thông báo sau phiên họp, FED nhận định "kinh tế Mỹ đang tăng trưởng với tốc độ vững chắc", thay vì "tốc độ khiêm tốn" như lần trước. Cơ quan này cũng nhận định tăng trưởng việc làm "chậm lại vài tháng qua". Hồi tháng 7, họ mô tả thị trường việc làm "sôi nổi".

Quan chức FED nhấn mạnh cơ quan này "cam kết đưa lạm phát về mục tiêu 2%".

Theo VTV, thực tế, sau cuộc họp tháng 9, FED sẽ còn 2 lần nữa nhóm họp vào tháng 11 và tháng 12, xác suất tăng đang là 50 - 50.

Phố Wall cũng đang khá chia rẽ về các dự báo. Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cho rằng không có khả năng FED tăng vào tháng 11. Trong khi chuyên gia của Barclays lại nhận định ngược lại, phải là tháng 11 - lần cuối cùng trong chu kỳ tăng của FED. Vậy tháng 11 hay tháng 12, khả năng nào đúng hơn?

Thực tế cho thấy, lạm phát dù hạ nhiệt, nhưng áp lực quay đầu tăng vẫn còn hiện hữu tại Mỹ do giá xăng dầu đang liên tục tăng, cao nhất từ đầu năm. Đây là rủi ro với lãi suất mà FED lo ngại nhất.

Thị trường đang dự báo dầu thô có khả năng vượt 100 USD/thùng vào cuối tháng 9, đầu tháng 10. Khi đó giá nhiên liệu sẽ còn tăng thêm.

"Giá dầu tăng chắc chắn đã gây thêm áp lực lên lạm phát nói chung, đặc biệt là dựa trên những gì chúng tôi quan sát được trong báo cáo CPI tháng 8. Tuy nhiên, chúng tôi không tin rằng sự biến động của giá năng lượng nói chung sẽ có tác động lớn đến lạm phát cơ bản tại Mỹ. Bởi nhu cầu dầu quý IV dự báo sẽ không còn quá lớn", Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Tập đoàn RSM tại Mỹ, cho biết.

Vân Anh (T/h)

Tin nổi bật