Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ê kíp "Cô Ba Sài Gòn" đến Vũng Tàu xử lý vụ quay lén phim

(DS&PL) -

Hôm nay (15/11), ê kíp nhà sản xuất phim "Cô Ba Sài Gòn" sẽ xuống Vũng Tàu, nơi bộ phim bị livestream trên mạng để phối hợp cùng công an địa phương xử lý vụ việc.

Hôm nay (15/11), ê kíp nhà sản xuất phim "Cô Ba Sài Gòn" sẽ xuống Vũng Tàu, nơi bộ phim bị livestream trên mạng để phối hợp cùng công an địa phương xử lý vụ việc.

Trước đó, ngày 13/11, một trang mạng xã hội đã bất ngờ quay lén và livestream bộ phim "Cô Ba Sài Gòn" ngay trong rạp Lotte Vũng Tàu. Ngay lập tức, đoạn livestream đã thu hút hơn 5.000 lượt xem trong thời gian chưa đầy 30 phút.

Với hơn 5000 lượt xem của đoạn phim quay lén khi được livestream, tổng thiệt hại cho nhà sản xuất dự tính lên đến gần 300 triệu đồng, chưa kể những lượt chia sẻ và lưu trữ trong thời gian 30 phút.

Sau khi phát hiện phim bị quay lén, nhân viên giám sát cụm rạp đã lập biên bản xử lý sự việc.

Sự việc đã khiến nhà sản xuất Ngô Thanh Vân và ê kíp sản xuất phim "Cô Ba Sài Gòn" bức xúc. Dự kiến hôm nay, nhà sản xuất cùng đơn vị phát hành phim Cô Ba Sài Gòn – BHD sẽ đến cụm rạp Lotte Vũng Tàu, nơi bộ phim bị livestream trên mạng để phối hợp cùng công an, cơ quan quản lý văn hoá điạ phương xử lý sự việc.

Được biết đây không phải là lần đầu tiên vấn nạn livestream quay lén phim Việt diễn ra tại các rạp phim. Trước đó, nhiều phim Việt đình đám như Em chưa 18, Lô tô cũng không tránh khỏi việc này và từng khiến nhà sản xuất đau đầu.

Phim "Cô Ba Sài Gòn" bị quay lén

Liên quan đến sự việc, luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch (Đoàn luật sư Hà Nội), cho biết, bộ phim "Cô Ba Sài Gòn" bị quay lén là hành động vi phạm về quyền tác giả. Người ghi hình và livestream bộ phim tại rạp đã "sao chép, truyền đạt trái phép tác phẩm không phải của mình đến công chúng qua mạng truyền thông".'

Khoản 6 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ, quy định "Hành vi xâm phạm quyền tác giả" là: Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả; Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này; Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Người xâm phạm quyền tác giả sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy tố.

Cụ thể, về xử lý vi phạm hành chính: Người xem tại rạp quay lén và livestream phim Cô Ba Sài Gòn trên một fanpage đã có hành vi xâm phạm quyền sao chép bản ghi âm, ghi hình. Theo quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP, hành vi này bị phạt tiền từ 15-35 triệu đồng.

Ngoài ra, pháp luật quy định người này phải dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.

Nếu chứng minh được người livestream cố ý tiếp tay, chiếu với danh nghĩa của fanpage của mình "để cho người xem trên mạng", thì hành vi đó đã "xâm phạm quyền phân phối đến công chúng bản gốc hoặc bản sao bản ghi âm, ghi hình".

Theo Nghị định 131/2013/NĐ-CP, hành vi này bị phạt từ 10-30 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm buộc phải dỡ bỏ bản sao bản ghi âm, ghi hình dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi này.

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật