Hành tây (Allium cepa) là một trong những loại rau củ phổ biến nhất. Chúng thường được sử dụng trong nấu ăn để tăng thêm hương vị hoặc trong y học cổ truyền để điều trị các triệu chứng của bệnh như cúm thông thường.
Chúng là một bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống của bạn. Các hợp chất chứa lưu huỳnh và chất chống oxy hóa của chúng, chẳng hạn như quercetin, mang lại cho hành tây khả năng trị liệu để giảm viêm, hạ huyết áp và hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
Hành tây đỏ, trắng và vàng là những thực phẩm ít calo cung cấp một lượng nhỏ khoáng chất thiết yếu như canxi và magie.
Sulfoxides trong hành tây cũng có thể làm giảm trầm cảm và căng thẳng và giúp cải thiện giấc ngủ. Do đó, kết hợp hành tây như một phần của chế độ ăn uống cân bằng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nghiên cứu về hành tây vàng và đỏ đã chỉ ra rằng nấu ăn - đặc biệt là nướng - làm tăng khả năng cung cấp polyphenol có lợi cho sức khỏe trong hành tây.
Hành tây có nhiều khoáng chất phốt pho nên nếu người bệnh thận ăn quá nhiều.
Theo một đánh giá nghiên cứu, nướng, áp chảo và cho vào lò vi sóng là những phương pháp nấu ăn có lợi nhất để duy trì hoặc tăng hàm lượng các hợp chất có lợi cho sức khỏe trong hành tây.
Tuy nhiên, nếu bạn thuộc 1 trong những nhóm người dưới đây thì nên hạn chế ăn hành tây.
Do hành tây có nhiều khoáng chất phốt pho nên nếu người bệnh thận ăn quá nhiều hành tây hàm lượng phốt pho trong cơ thể sẽ tăng gánh nặng chuyển hóa cho cơ thể nên dễ gây tổn thương thận, khiến bệnh thận của người bệnh thêm trầm trọng, không có lợi cho quá trình phục hồi bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh thận ăn hành vừa phải sẽ không có tác dụng gì nếu hành tây đã được nấu chín, hàm lượng khoáng chất được giảm bớt, do đó gánh nặng cho thận sẽ tương đối nhẹ và không gây hại nghiêm trọng.
Theo Đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt. Vì vậy người bệnh nên kiêng các gia vị cay, nóng như hành tây. Loại gia vị này sẽ gây cảm giác nóng cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn.
Phụ nữ mang thai bị ngứa da hoặc xung huyết, bị bệnh liên quan đến mắt không nên ăn hành tây. Ngoài ra, cũng không nên ăn quá nhiều để tránh bị đầy hơi và trung tiện nhiều. Một số người dị ứng với hành có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, chảy nước mũi, phát ban, tiêu chảy, shock phản vệ (trong trường hợp nặng)...
Những người yếu sinh lý do tâm tỳ lưỡng hư thường có biểu hiện: sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, kém ăn, kém ngủ thì nên kiêng ăn hành tây.
Những người có cơ địa nóng hoặc sốt nên thận trọng khi ăn hành.
Những người có cơ địa nóng hoặc sốt nên thận trọng khi ăn hành. Đó là do hành có vị cay nồng, tính ấm. Người có tính nóng, nếu ăn những thực phẩm như vậy dễ gây nóng giận, làm cho khí của cơ thể bị khô và nóng.
Những người có vấn đề về dạ dày không nên ăn hành tây sống vì nó có thể gây chướng hơi, đau bụng và chứa một số chất độc chỉ khi được nấu chín mới loại bỏ được.
Người bệnh ngoài da cũng nên ăn ít hành tây, vì người bệnh ngoài da cần chú ý chăm sóc chế độ ăn uống tốt, ăn ít đồ cay nóng kích thích, ăn nhiều đồ nhạt, thanh đạm, nếu không sẽ dễ gây kích ứng da và làm nặng thêm tình trạng viêm da.
Hành tây là một loại thực phẩm có vị cay nồng, khó chịu, có thể gây dị ứng da nên những bệnh nhân mắc bệnh ngoài da cần chú ý ăn ít hành tây.
Những người mắc bệnh huyết áp thấp nên nghiên cứu một chế độ ăn uống đầy đủ hợp lý với thịt và rau để đảm bảo nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Hành tây có tính lạnh, có tác dụng hạ huyết áp vì thế không nên ăn.