Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đừng tùy tiện sử dụng loại cây "thần kỳ" này với những người đại kỵ kẻo rước bệnh vào người

  • Nguyễn Linh
(DS&PL) -

Ngải cứu là loại cây với công dụng chữa bệnh thần kỳ, tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp để thưởng thức kẻo rước bệnh vào người.

Ngải cứu là loại cây thân cỏ, khả năng sống lâu năm, lá màu xanh mọc so le, có mùi thơm đặc trưng. Theo các nghiên cứu hiện đại, ngải cứu giàu các loại tinh dầu dễ bay hơi, các loại vitamin A, B1, B2, C. Ngải cứu có tính đắng, cay, ấm, đi vào lá lách, gan, thận.

Loại cây này được mệnh danh là vua của các loại thảo dược, có giá trị dược liệu rất cao. Lá ngải cứu tươi giúp đả thông kinh mạch, trừ ẩm, tán hàn, điều hòa khí huyết.

Ảnh minh họa.

Công dụng của ngải cứu với sức khỏe

Điều hòa kinh nguyệt: Lá ngải cứu được gọi là thảo dược cho sức khỏe phụ nữ, thích hợp với phụ nữ khí huyết ngưng trệ. Nhiều chị em gặp vấn đề kinh nguyệt không đều, tay chân lạnh, uống một chút trà ngải cứu sẽ thấy tác dụng rõ rệt.

Trị đau xương khớp: Nhiều phụ nữ sau khi sinh con sẽ bị đau nhức xương khớp. Khi đó bạn nên tắm bằng lá ngải cứu để cải thiện tình trạng đau nhức. Bạn dùng 50 gram ngải cứu khô và vài lát gừng để đun nước tắm. Sau đó pha nước ngải cứu với nước lạnh, đợi nước đạt nhiệt độ phù hợp thì dùng nước này để tắm.

Điều trị bệnh nấm da chân, phù nề: Lá ngải cứu tác dụng sát trùng, tiêu viêm nên kiên trì ngâm chân bằng nước lá ngải cứu có thể ức chế sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn trên bàn chân. Từ đó ngăn ngừa bệnh nấm da chân, giảm phù nề.

Ngoài ra, những sản phẩm từ ngải cứu còn giúp lưu thông máu với những người hoa mắt chóng mặt, loại trừ cảm lạnh hoặc có tác dụng làm đẹp da. Đặc biệt,  do ngải cứu tính tiêu viêm, kháng khuẩn nên có tác dụng trị ngứa và gàu rất tốt mà không gây hại cho tóc. 

Ảnh minh họa.

Những người không nên ăn ngải cứu

Người bị viêm gan

Tinh dầu trong cây ngải cứu có tác dụng chữa bệnh nhưng cũng là thành phần có độc tính. Khi ăn, chất này sẽ đi vào gan và làm rối loạn chuyển hóa tế bào gan, gây viêm gan cấp tính do trúng độc, viêm gan vàng da, làm gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật. 

Người trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Theo các chuyên gia, trong 3 tháng đầu mang thai, phụ nữ nên tránh dùng cá loại dược liệu, trong đó có ngải cứu.

Người bị rối loạn đường ruột cấp tính

Ngải cứu là vị thuốc nhuận tràng hiệu quả, giúp cơ thể tăng việc đi tiểu. Do tác dụng này, người bị rối loạn đường ruột cấp tính nên tránh xa rau ngải cứu, tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn. Ngoài ra những người bị xơ vữa động mạch, sỏi thận... cũng được khuyên không nên ăn ngải cứu.

Ảnh minh họa.

Một số lưu ý khi ăn rau ngải cứu

Vì dược tính cao nên ngải cứu cũng có nhiều tác dụng phụ. Với một số người, nếu dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến co cứng, nói sàm, thậm chí tê liệt, có tổn thương ở tế bào não… và di chứng để lại là hay quên, ảo giác, viêm thần kinh…

Để phát huy công dụng và tránh tác dụng phụ của ngải cứu, theo các chuyên gia, người bình thường chỉ nên ăn ngải cứu từ 1-2 lần/tuần. Đối với người không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu, như một thứ nước uống thường xuyên giống như nước trà.

Nếu sắc ngải cứu để uống thay nước chỉ nên sử dụng khoảng 3-5g khô (9-15g tươi)/lần và sử dụng theo từng đợt. Khi khỏi bệnh thì nên nghỉ, tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài.

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật