Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dùng súng giả cướp tài sản trong biệt thự: Bị xử lý ra sao?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - "Mặc dù sử dụng súng để cướp nhưng Việt có thể không bị xử phạt tội danh tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng." - Luật sư Kiên nhận định.

(ĐSPL) - "Mặc dù sử dụng súng để cướp nhưng Việt có thể không bị xử phạt tội danh tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng." - Luật sư Kiên nhận định.

Liên quan đến vụ việc cơ quan Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) bắt giữ đối tượng đột nhập căn biệt thự của chị Nguyễn Thu P. dùng súng đe dọa, cướp tài sản. Nghi phạm được xác định là Nguyễn Văn Việt (35 tuổi, trú huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang).

Tại cơ quan điều tra, Việt khai nhận đã mua một khẩu súng có nòng súng bằng kim loại và một dùi cui điện tại cửa khẩu Lào Cai và một chiếc khóa còng số 8 trên phố Lê Duẩn. Đối tượng Việt dùng khóa còng số 8 móc tay chị P. vào cánh cửa tủ quần áo và lấy được 2 chiếc điện thoại thoại iPhone 6s Plus và Samsung S6 Edge cùng số tiền mặt khoảng 40 triệu đồng.

Quá trình xác minh, cơ quan điều tra xác định khẩu súng Việt sử dụng không phải súng quân dụng mà là súng “đồ chơi”. Luật sư Lê Văn Kiên - Trưởng VP Luật sư Ánh sáng Công lý đã có những quan điểm của mình về vụ án trên.

Thưa luật sư, hành vi của đối tượng Việt có thể bị xét vào tội danh như thế nào?

Luật sư Kiên: Theo tình tiết của sự việc, bởi đối tượng Việt đã đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để khống chế khống chế nạn nhân và thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Đối tượng này sẽ bị xét vào tội danh cướp tài sản.

Đối tượng Việt đã sử dụng súng giả để thực hiện hành vi của mình thì có bị coi là tàng trữ và sử dụng vũ khí quân dụng không?

Thông thường trong những vụ án dùng súng quân dụng để cướp tài sản thì bị cáo còn bị thêm tội danh tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng.

Tuy nhiên trong trường hợp này, nếu đã có căn cứ xác định khẩu súng do Việt mang theo không có tính chất gây tổn thương lớn, và kết cấu vũ khí không chứng minh là vũ khí quân dụng thì đối tượng Việt chỉ bị khép vào tội danh cướp tài sản chứ không thêm tội danh sử dụng trái phép vũ khí quân sự.

Với số giá trị tài sản mà Việt cướp được thì sẽ bị xử lý với khung hình phạt như thế nào?

Theo thông tin từ báo chí đã đưa, Việt lấy được 2 chiếc điện thoại thoại iPhone 6s Plus và Samsung S6 Edge cùng số tiền mặt khoảng 40 triệu đồng.

Vậy ngoài số tiền mặt mà bị can cướp được thì các cơ quan chức năng cần định giá 2 chiếc điện thoại mà đã cướp của bị hại là bao nhiêu. Nếu tổng giá trị của tiền mặt và 2 chiếc điện thoại từ 50 triệu đồng trở lên thì đối tượng Việt sẽ khép vào khoản 2 điều 133 Bộ luật hình sự và sẽ đối mặt với mức hình phạt 7 - 15 năm tù.

Giả sử, trong trường hợp 2 bên hòa giải với nhau và nạn nhân rút yêu cầu xử lý đối với đối tượng thì đối tượng có phải bị chịu trách nhiệm hình sự?

Đối với tội danh cướp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành thì kể cả trong trường hợp nạn nhân hoặc đại diện của nạn nhân rút yêu cầu xử lý thì đối tượng vẫn bị xử lý bình thường. Bởi đây là tội danh không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Theo quy định của luật tố tụng hình sự mà nó chỉ được coi là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can trong quá trình giải quyết vụ án.

Điều 133. BỘ LUẬT HÌNH SỰ 1999
Điều 133. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

Hải Đăng

Clip đang được xem nhiều:

[mecloud]IuZa1s1Cvy[/mecloud]


Tin nổi bật