Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dùng giấy tờ giả để mua điện thoại trả góp

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Linh đã 2 lần đến cửa hàng FPT shop dùng giấy tờ giả để mua trả góp 2 chiếc điện thoại di động.

(ĐSPL) - Linh đã 2 lần đến cửa hàng FPT shop dùng giấy tờ giả để mua trả góp 2 chiếc điện thoại di động.

Theo báo Công an nhân dân, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố Trương Thị Thùy Linh (33 tuổi) ở phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Đối tượng Trương Thị Thùy Linh - Ảnh: báo ANTĐ

Quá trình điều tra làm rõ, lợi dụng sơ hở của nhân viên bán hàng trả góp, Trương Thị Thùy Linh đã sử dụng CMND và hộ khẩu của người khác, thay ảnh của Linh để giả danh đi mua điện thoại trả góp nhằm chiếm đoạt tài sản.

Báo An ninh thủ đô thông tin, trong tháng 6 và tháng 7/2015, Trương Thị Thùy Linh đã 2 lần đến cửa hàng FPT shop thuộc hệ thống cửa hàng của công ty bán lẻ FPT tại 46 Hồ Tùng Mậu (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy), dùng tên giả là Lê Hồng Vân (ở phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm) để mua trả góp 2 chiếc điện thoại di động iPhone 6 Gold16 và Samsung Galaxy A7.

Quá trình tổ chức điều tra, cơ quan Công an thu giữ tại nơi đối tượng Linh thuê trọ (nhà nghỉ C.V, phường Láng Hạ, quận Đống Đa), tổng cộng 28 giấy Chứng minh nhân dân, 1 sổ hộ khẩu do CAQ Hoàn Kiếm cấp mang tên ông Lê Quốc Tuấn (bố đẻ chị Lê Hồng Vân - người mà Linh đã mạo danh), 11 Giấy phép lái xe, Thẻ bảo hiểm y tế có dấu hiệu bị cắt dán, tẩy xóa.

Ngoài hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, CQĐT đang tiếp tục xác minh, làm rõ để xử lý hành vi của bị can Trương Thị Thùy Linh đối với số giấy Chứng minh nhân dân, Giấy phép lái xe có dấu hiệu bị làm giả.

Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ năm 2009) quy định về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
 
a) Có tổ chức;
 
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
 
c) Tái phạm nguy hiểm;
 
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
 
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
 
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
 
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
 
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
 
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
 
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
 
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân:
 
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
 
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
 
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

HẠNH VŨ (Tổng hợp)

Xem thêm video tại đây:

[mecloud]JqB4nQEGeZ[/mecloud]

Tin nổi bật