Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đừng cho 3 loại gia vị này vào luộc thịt nếu không muốn mất điểm với mẹ chồng

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Không phải loại gia vị nào cũng sẽ khiến món ăn thêm thơm ngon, thậm chí gây tác dụng ngược.  Bài viết này sẽ đề cập tới 3 loại gia vị không nên cho khi luộc thịt.

Bình thường, để khử mùi hôi và giúp thịt lợn thơm ngon hơn, ngoài công đoạn sơ chế, nhiều người sẽ cho thêm gia vị vào luộc chung với thịt. Việc này sẽ khiến thịt đậm đà, đồng thời khử mùi hôi. Tuy nhiên, nếu bạn không chọn đúng gia vị, món ăn sẽ có mùi lạ và mất đi độ ngon. 

Dưới đây là 3 loại gia vị bạn cần tránh cho vào nồi khi luộc thịt. 

1. Rượu nấu ăn

Rượu nấu ăn

Top 1 những loại gia vị không nên cho vào khi luộc thịt là rượu trắng. Rượu nấu ăn là một loại nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp, thường được sử dụng để khử mùi tanh của thức ăn, qua đó giúp món ăn thêm đậm đà hương vị. Tuy nhiên, việc luộc thịt với rượu nấu ăn sẽ gây tác dụng ngược, khiến thịt có mùi lạ và mất đi hương vị vốn có.

Nguyên nhân là khi luộc thịt ở lửa nhỏ, rượu sẽ rất khó bay hơi, gây mất hương vị của thịt. Bạn chỉ nên cho rượu vào lúc ướp thịt hoặc xào ở lửa lớn.

2. Hạt tiêu

Hạt tiêu

Hạt tiêu có tác dụng làm tăng hương vị cho món ăn, tuy nhiên khi luộc thịt thì bạn tuyệt đối tránh cho vào. Nguyên nhân là bởi vị tiêu quá mạnh sẽ lấn át đi hương vị vốn có của thịt lợn.

Ngoài ra, hạt tiêu còn làm cho thịt lợn bị khô, cứng, mất độ mềm ngon. Do đó, các đầu bếp có kinh nghiệm đều khuyên không nên cho hạt tiêu vào khi luộc thịt lợn.

3. Sơn trà – táo gai

Quả sơn trà

Quả sơn trà (tên khác là táo gai)  - một loại quả được bán nhiều trong các cửa hàng khô hoặc Đông y- chứa nhiều chất dinh dưỡng, những cũng thuộc những loại gia vị không nên cho vào khi luộc thịt. Sơn trà có sự kết hợp giữa vị ngọt nhẹ và chua dịu lạ miệng. Đặc biệt, sơn trà có khả năng giúp các món thịt hầm nhanh chóng mềm ra khi nấu.

Tuy nhiên bạn chỉ nên cho sơn trà vào các món hầm nhừ như thịt bò, gân bò, còn đối  với các món thịt lợn luộc, canh xương lợn thì bạn không nên sử dụng sơn trà,  tránh ảnh hưởng đến mùi vị của món ăn.

Một số mẹo giúp luộc thịt heo trắng, không bị khô

Thịt ngon nhất để luộc là thịt ba chỉ. Bạn cũng có thể chọn thịt chân giò, đầu rồng hay nạc vai, tùy vào khẩu vị của gia đình. Khi mua thịt, bạn cũng nên chọn miếng thịt có sự liên kết chặt chẽ giữa phần nạc và mỡ, khi thái miếng thịt sẽ được đẹp.

Cách luộc thịt trắng, không hôi

- Luộc lần 1: Cho 1 thìa cà phê giấm, vài lát gừng và 1/2 thìa cà phê muối vào nước đun sôi. Sau đó, thả thịt lợn vào trần trong khoảng 2 phút rồi vớt ra, rửa lại thịt một lần nữa. Cho giấm và muối vào nấu cùng cũng giúp cho miếng thịt giữ được độ trắng và sạch.

- Luộc lần 2: Cho thịt vào nồi khi nước còn lạnh, đập dập mấy củ hành bỏ vào, nêm chút gia vị cho thịt đậm đà rồi luộc đến khi sôi. Nấu thịt sôi trong nồi trong 5-10 phút rồi dùng đũa xiên qua miếng thịt để kiểm tra xem thịt đã chín kỹ hay chưa.

Thời gian luộc thịt tùy vào kích cỡ của miếng thịt. Miếng thịt dày và to thì thời gian luộc sẽ  thể lâu hơn. Bạn cũng có thể dùng dao xẻ hoặc khí miếng thịt ra cho nhanh chín hơn mà không bị dai.

Thịt luộc trắng, thơm, không khô.

Cách luộc thịt không bị khô

Thịt lợn luộc bị khô nguyên nhân là do bị luộc quá kĩ, quá lâu, dẫn đến việc nước trong thịt bị tiết ra ngoài.

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần căn được thời gian thịt chín tới. Với miếng thịt cỡ vừa, tính thời gian từ lúc bật bếp khoảng 15 phút thì bạn kiểm tra độ chín của thịt. Để kiểm tra, dùng đũa xiên vào miếng thịt theo chiều thẳng đứng, nếu thấy nước màu đỏ hồng chảy ra là thịt vẫn chưa chín. Đun thêm 5 phút và dùng đũa thử lại.

Sau khi thịt được vớt ra để nguội, miếng thịt có thể bị khô, quắt lại. Đó là bởi thịt phản ứng với sự thay đổi môi trường. Để khắc phục, bạn cần chuẩn bị một tô nước đá và cho thịt vào ngâm khoảng 2-3 phút, sau khi vớt. 

M.M (T/h)

Tin nổi bật