Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đừng ăn món này nếu mắc viêm gan B

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Ngoài việc dùng thuốc, người mắc viêm gan B cần có kế hoạch ăn uống và sinh hoạt điều độ giúp làm chậm thời gian tiến triển bệnh.

Vì sao người mắc bệnh viêm gan B cần ăn uống điều độ

Gan là cơ quan nội tạng lớn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa và duy trì sức khỏe tổng thể. Gan thực hiện một số chức năng quan trọng như chuyển hóa thức ăn, giải độc, kiểm soát lượng đường trong máu và giúp xây dựng các protein miễn dịch.

Gan sản xuất mật, giúp phân hủy chất béo để nó có thể được hấp thụ trong đường tiêu hóa. Chuyển hóa sinh học các chất độc hại (từ quá trình trao đổi chất bình thường cũng như những thứ như thuốc và rượu) trong gan để loại bỏ chúng khỏi cơ thể. Gan cũng sản xuất protein, tạo ra và tái chế nhiều loại chất hóa sinh cần thiết. Gan thường tự sửa chữa khi các tế bào của nó bị hư hỏng.

Vì vậy, chế độ ăn uống lành mạnh rất cần thiết để bảo vệ chức năng gan và giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm gan.

Sức khỏe & Đời sống dẫn lời ThS. BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chế độ ăn uống cho người mắc bệnh viêm gan B cần đảm bảo trong quá trình điều trị cũng như phục hồi chức năng gan.

Thực phẩm “đại kỵ” với lá gan

Các món chiên rán mỡ động vật

Mỡ động vật chứa nhiều chất béo khó tiêu, Cholesterol và nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe khác, đặc biệt đối với người bệnh gan lại càng nên tránh. Ảnh minh họa

Mỡ động vật chứa nhiều chất béo khó tiêu, Cholesterol và nhiều thành phần không tốt cho sức khỏe khác, đặc biệt đối với người bệnh gan lại càng nên tránh. Bên cạnh đó, các món ăn chiên rán từ mỡ động vật vẫn còn tồn đọng nhiều chất béo bão hòa, vào cơ thể sẽ gây lên tình trạng béo phì, gan nhiễm mỡ…

Vậy nên, tốt nhất sử dụng các loại dầu ăn tự nhiên, không cholesterol như dầu mè, dầu đậu nành, hướng dương… vừa tốt cho sức khỏe lại vừa đảm bảo an toàn không chứa chất kích thích, thức ăn công nghiệp như mỡ động vật.

Các thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều nguy cơ về an toàn vệ sinh và xuất xứ nguyên liệu không rõ ràng. Thay vào đó, chúng cũng được chế biến theo quy mô công nghiệp hoặc sử dụng dầu ăn để chiên đi chiên lại nhiều lần.

Thực phẩm chế biến sẵn còn chứa nhiều phụ gia, chất hóa học một khi gan đang bị tổn thương sẽ khó lòng loại bỏ được, lâu dần gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm khác. 

Lòng đỏ trứng

Tương tự như nội tạng động vật, người bị viêm gan B cũng không nên ăn nhiều lòng đỏ trứng.  Ảnh minh họa

Tương tự như nội tạng động vật, người bị viêm gan B cũng không nên ăn nhiều lòng đỏ trứng. Bởi lẽ, lòng đỏ trứng gà cũng khá giàu đạm, lại có cả Cholesterol, thay vào đó, có thể loại bỏ lòng đỏ và sử dụng nguyên lòng trắng để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng tới gan. Song, lòng trắng trứng cũng chứa rất nhiều chất tốt cho gan, mỗi ngày có thể ăn khoảng 1 quả trứng gà sạch, giàu dinh dưỡng đã loại bỏ lòng đỏ để giúp tăng cường sức khỏe.

Tôm

Tôm và các loại hải sản tươi sống khác đa phần rất bổ dưỡng, giàu protein, canxi và nhiều muối khoáng. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy người bị viêm gan B phải nên hạn chế ăn bởi lẽ hàm lượng đạm cao trong thực phẩm có thể ảnh hưởng đến gan. Đồng thời nếu hay bị dị ứng với hải sản, điều này còn trở lên trầm trọng hơn vì chức năng của gan nay đã bị suy giảm.

Thịt dê

Tuy bổ dưỡng nhưng thịt dê không tốt cho người mắc viêm gan B. Ảnh minh họa

Thịt dê rất bổ dưỡng, với thành phần chính giàu protein và lipit, đôi khi thịt dê còn chứa khá nhiều Cholesterol. Tất cả những thành phần này nếu dung nạp quá nhiều có thể tạo lên áp lực trong việc phân giải cho gan, từ đó ảnh hưởng đến gan khiến bệnh tình tiến triển xấu đi.

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật như gan, mật, tim, lòng… thường là nơi tập trung các chất độc cần phải được phân giải, vì vậy khi ăn sẽ có thể tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về sức khỏe, khả năng ngộ độc cũng cao. Bên cạnh đó, nội tạng động vật còn chứa nhiều Cholesterol - hoạt chất gây cản trở bài tiết ở mật từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ở gan.

Nhân sâm

Nhân sâm, hồng sâm có nhiều tác dụng cho mọi lứa tuổi thường được dùng để bồi bổ sức khỏe và nâng cao thể lực. Tuy nhiên, những người bị viêm gan B lại tuyệt đối không nên sử dụng.

Bởi lẽ, nhân sâm có tác dụng tăng nhiệt, giảm âm, những người bị viêm gan B lại hay bị nóng trong, táo bón… vì thế, nếu uống nhân sâm vào có thể dẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm thậm chí là xuất huyết.

Măng, hành, hẹ

Những loại rau quá nhiều xơ, cứng như măng, hành, hẹ… thường khó tiêu hóa hơn trong đường ruột. Người bị bệnh gan thường kéo theo các vấn đề như xơ gan tĩnh mạch, đường ruột bị giãn nở, khó tiêu hóa hơn với loại thức ăn khô cứng. Chính vì vậy nếu ăn nhiều sẽ gây hại đến đường ruột và gan từ đó việc tiêu hóa trở lên khó khăn hơn, theo Tiền Phong.

Tin nổi bật