Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đức từ chối cung cấp xe tăng chủ lực Leopard 2 cho Ukraine

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Bộ trưởng Quốc phòng Đức thẳng thắn từ chối yêu cầu cung cấp cho Ukraine  các xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2.

Ngày 12/9, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht đã bác bỏ việc cung cấp cho Ukraine  các xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2, đồng thời khẳng định viện trợ quân sự của Đức cho Ukraine đã đạt đến giới hạn.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht. Ảnh: Reuters

Bà Christine Lambrecht chỉ ra rằng cho đến nay, chưa quốc gia nào chuyển giao xe chiến đấu bộ binh hoặc xe tăng chiến đấu chủ lực do phương Tây chế tạo cho Kyiv. "Đức sẽ không đơn phương thực hiện hành động này”, bà Lambrecht nói.

Tuyên bố của bà Lambrecht được đưa ra sau khi người đứng đầu Ủy ban Quốc phòng Đức Marie-Agnes Strack-Zimmermann nhấn mạnh hôm 11/9 rằng: “Đức cần cung cấp các phương tiện như xe chiến đấu bộ binh Marder và xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2”.

Trước đó, nữ Bộ trưởng Lambrecht cho biết viện trợ quân sự của Đức cho Ukraine đã đạt đến giới hạn và Berlin hiện tìm những cách khác để hỗ trợ các lực lượng của Kiev.

“Chúng ta sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine. Chúng ta đã chuyển một số tiền không tưởng từ nguồn dự trữ của Lục quân Đức. Vào thời điểm này, khá rõ ràng rằng chúng ta đã đạt đến giới hạn”, Bộ trưởng Lambrecht trình bày trước quốc hội Đức. 

Tuy nhiên, trong chuyến thăm Đức đầu tháng 9, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal một lần nữa tiếp tục đề nghị Đức bổ sung vũ khí hạng nặng cho Kiev, trong đó có xe tăng Leopard 2.

Đức tới nay đã cung cấp cho Kiev nhiều loại vũ khí khác nhau kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát hồi tháng 2. Berlin đã chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không Stinger, pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 và xe tăng pháo phòng không Gepard cho Ukraine...

Đức cũng tham gia các lệnh trừng phạt của EU nhằm cô lập nền kinh tế Nga sau khi Moscow mở chiến dịch quân sự tại Ukraine. Các doanh nghiệp Đức đã phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên giá rẻ của Nga trong suốt 50 năm qua.

Mộc Miên (Theo Reuters)

Tin nổi bật