Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dự thảo Luật BHXH sửa đổi: Tại sao đề xuất 2 phương án rút BHXH một lần?

  • Bảo An
(DS&PL) -

Một trong những nội dung thay đổi quan trọng được đề xuất trong Dự thảo Luật BHXH sửa đổi khiến người hưởng bảo hiểm đặc biệt quan tâm là vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần. Trước 2 phương án rút bảo hiểm một lần được đề xuất, người lao động đưa ra nhiều quan điểm trái chiều.

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi dự kiến được Quốc hội xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV. Nội dung thay đổi về vấn đề rút BHXH một lần được đặc biệt quan tâm, bởi số lượng người lao động có nhu cầu ngày càng tăng cao.

Tính từ thời điểm Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực, trong vòng 7 năm, đã có khoảng 4,5 triệu lượt người hưởng BHXH một lần, trong đó có gần 1,3 triệu lượt người sau khi nhận BHXH một lần tiếp tục quay trở lại thị trường lao động và tiếp tục tham gia BHXH, chiếm gần 28% tổng số lượt người nhận BHXH một lần giai đoạn 2016-2022

Theo báo Người Lao động, tại Tờ trình dự án Luật BHXH (sửa đổi), Chính phủ đã báo cáo xin ý kiến Quốc hội về 2 phương án rút BHXHi một lần.

Cụ thể, về BHXH một lần, nội dung tại tờ trình nêu rõ:

- Cơ sở chính trị: Nghị quyết 28-NQ/TW đề ra định hướng: Có quy định phù hợp để giảm tình trạng hưởng BHXH một lần theo hướng tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí, giảm quyền lợi nếu hưởng BHXH một lần.

Dự thảo Luật BHXH sửa đổi đề xuất 2 phương án rút bảo hiểm 1 lần. Ảnh minh họa.

- Đề xuất sửa đổi: Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn, khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận BHXH một lần như: (i) điều kiện hưởng lương hưu dễ dàng hơn (giảm từ 20 năm xuống 15 năm); (ii) hưởng trợ cấp hằng tháng trong trường hợp có thời gian đóng BHXH mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội; (ii) hưởng BHYT do NSNN đảm bảo trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng; (iv) ngoài ra, người lao động trong thời gian bị mất việc chưa có việc làm còn được hưởng chính sách hỗ trợ về tín dụng nhằm giải quyết khó khăn tài chính trước mắt của người lao động.

Về quy định hưởng BHXH một lần, dự thảo Luật đề xuất 02 phương án tại điểm đ khoản 1 Điều 70, cụ thể như sau:

Phương án 1: Quy định việc hưởng BHXH một lần đối với hai nhóm người lao động khác nhau:

+ Nhóm 1: Đối với người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng BHXH, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần.

Về bản chất, quy định này kế thừa Nghị quyết 93/2015/QH13 cho phép người lao động được lựa chọn giữa bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng hữu hoặc nhận BHXH một lần nếu có nhu cầu. Nhưng sự khác biệt lần này là nếu người lao động lựa chọn bảo lưu, không nhận BIDXH một lần thì sẽ được hưởng các quyền lợi bổ sung". Trường hợp người lao động lựa chọn nhận BHXH một lần thì sẽ mất đi cơ hội được nhận các quyền lợi bổ sung nêu trên.

+ Nhóm 2: Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực trở đi (dự kiến 01/7/2025) không được nhận BHXH một lần (chỉ giải quyết hưởng BHXH một lần trong các trường hợp: đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định tại Điều 60 Luật BHXH hiện hành).

+ Phương án 2: "Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.".

Trên thực tế, người lao động có xu hướng đồng tình với phương án 1 bởi những ưu điểm dễ nhận thấy. Mặc khác, một số ý kiến cho rằng phương án 2 chưa rõ ràng, khiến người lao động chưa an tâm lựa chọn. 

Theo đại diện Sở Tư pháp TP HCM, ở phương án 2 không nêu rõ trường hợp người lao động nhận BHXH 50% rồi nếu có nhu cầu hưởng tiếp có được giải quyết không và phương án xử lý 50% còn lại trong trường hợp NLĐ không tìm được việc làm và không tham gia tiếp BHXH sẽ như thế nào?

Lý giải việc đề xuất thêm phương án không cho rút bảo hiểm xã hội một lần quá 50%, ông Nguyễn Duy Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) thông tin trên báo Tin tức, bởi qua phân tích số lao động rời lưới an sinh giai đoạn 2016-2022, có khoảng 700.000 người rút bảo hiểm xã hội một lần/năm với xu hướng tăng lên, gần 80% trong số này ở độ tuổi 20-40. Lý do rút bảo hiểm là có áp lực về tài chính.

Theo ông Nguyễn Duy Cường, nếu người lao động cứ khó khăn lại rút một lần thì sau này sẽ không có lương hưu. Do vậy, phương án 2, được rút nhưng khống chế mức hưởng 50%, sẽ giải quyết cùng lúc hai bài toán, vừa đảm bảo quyền lợi rút bảo hiểm của lao động mà vẫn bảo lưu được chế độ hưu trí về sau.

"Người lao động có công việc ổn định thì mới không nhận bảo hiểm xã hội một lần", ông Cường nói về điều kiện tiên quyết để hạn chế tình trạng rút bảo hiểm. Giải thích về cách thức bảo lưu 50% mức hưởng còn lại, ông Cường phân tích với ví dụ cụ thể, người lao động có thời gian tham gia BHXH 10 năm, muốn rút sẽ được giải quyết tối đa 5 năm và phần thời gian này coi như xóa bỏ vì đã hưởng hết quyền lợi. 5 năm còn lại được bảo lưu trong hệ thống, nếu người lao động đi làm lại và tiếp tục đóng BHXH thì được cộng nối tiếp để hưởng đầy đủ các chế độ BHXH với quyền lợi cao hơn.

"Quá trình đóng tiếp, người lao động được hưởng đầy đủ các chế độ thai sản, ốm đau, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động. Nếu đến tuổi về hưu mà chưa đóng đủ 15 năm, người lao động có nhiều sự lựa chọn, có thể tiếp tục rút BHXH một lần; tự nguyện đóng một lần cho số năm còn thiếu để hưởng lương hưu; hoặc nhận trợ cấp hàng tháng và được nhà nước cấp BHYT", ông Nguyễn Duy Cường cho biết.

Bảo An (T/h)

Tin nổi bật