Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Du lịch, hàng không Nhật Bản đối mặt khủng hoảng trầm trọng do Covid-19

(DS&PL) -

Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế Nhật Bản, trong đó chắc chắn du lịch và hàng không sẽ bị tác động nhiều nhất.

Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế Nhật Bản, trong đó chắc chắn du lịch và hàng không sẽ bị tác động nhiều nhất.

Lượng khách du lịch giảm mạnh tại Nhật Bản. Ảnh: Japan Web Magazine

Ủy ban Giao thông quốc thổ Thượng viện Nhật Bản thông báo, số lượng người Trung Quốc nhập cảnh vào Nhật Bản tháng 2 chỉ bằng 1/10 so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân chính chủ yếu do dịch Covid-19 đang lan rộng tại đây.

Theo đó, trong tháng 2 chỉ có khoảng 60.000 người Trung Quốc nhập cảnh vào Nhật Bản, trung bình mỗi ngày có khoảng 2000 người. Cùng kỳ năm ngoái con số này lên tới 567.000 người.

Không chỉ người Trung Quốc, mà người nước ngoài nói chung nhập cảnh vào Nhật Bản cũng giảm hơn một nửa, chỉ còn khoảng 1 triệu người trong tháng 2. Trong khi đó, cùng kỳ năm 2019 là gần 2,4 triệu người. Người Trung Quốc bao gồm khách du lịch, khách thương mại giảm sâu nhất.

Do tình trạng trên, các điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng trên toàn Nhật Bản tiếp tục nhận được thông báo hủy. Ngành du lịch chịu ảnh hưởng trầm trọng và thiệt hại ngày càng tăng và chưa thể có con số thống kê.

“Tôi đi qua sân bay Naritam thấy khu vực dành cho các hãng hàng không giá rẻ đều trống trơn”, Martin Schulz, một nhà kinh tế cấp cao tại Viện nghiên cứu Fujitsu tại Tokyo, cho biết.

Theo ông Schulz, ,lĩnh vực hàng không bị ảnh hưởng rất nặng nề, khi 13 sân bay tại các khu vực hẻo lánh của Nhật Bản, vốn đã phải rất vất vả để thu hút các hãng hàng không giá rẻ của Trung Quốc, giờ đây buộc phải ngừng các chuyến bay.

Tác động thấy rõ của việc mất các du khách chắc chắn sẽ gây tổn thất đối với các khách sạn địa phương, người bán lẻ, các nhà hàng vốn duy trì hoạt động dựa trên lượng khách hàng Trung Quốc cố định.

Một hành khách trên du thuyền Diamond Princess rời tàu hôm 19/2 sau khi lệnh cách ly chấm dứt. Ảnh: AP

Một nhà trọ truyền thống của Nhật Bản, nơi tự quảng bá gần như độc quyền với các công ty du lịch Trung Quốc, dường như đã trở thành cơ sở đầu tiên tuyên bố phá sản do dịch Covid-19.

Các nhà phân tích cảnh báo rằng nhiều công ty khác chắc chắc cũng sẽ gặp phải tình cảnh tương tự trước khi cuộc khủng hoảng qua đi.

“Đó là một một nhà trọ quý giá mà cha ông chúng tôi đã duy trì cho tới ngày nay, nhưng không có khách, chúng tôi không thể làm gì cả”, Go Ito, chủ sở hữu nhà trọ, nói với báo Mainichi.

Trước thềm thế vận hội Olympic Tokyo 2020, chính quyền Nhật Bản đã yêu cầu các tổ chức thể thao và văn hóa trên cả nước xem xét hoãn hoặc hủy bỏ các lễ hội lớn cho đến ngày 15/3. 

Sau khi Hoàng đế Naruhito Nhật Bản tuyên bố hủy bỏ việc tập hợp người dân ngoài cung điện trong lễ mừng thọ lần thứ 60 của mình, hàng loạt các lễ hội khác cũng có nguy cơ ngưng lại, trong đó có lễ hội hoa anh đào mùa xuân.

Hôm 25/2, quận Tokyo Nakameguro thông báo đã hủy bỏ lễ hội hoa anh đào Nakameguro hàng năm lần thứ 34. Đây là một trong những hoạt động ấn tượng tại xứ sở hoa anh đào hàng năm, thu hút rất nhiều du khách đến check-in, chụp ảnh. Các lễ hội mùa xuân như lễ hội Azalea của Okinawa vào tháng 3 cũng đã bị hủy bỏ.

Lễ hội truyền thống hoa anh đào tại Nhật Bản năm nay sẽ bị hủy bỏ. Ảnh: Shutterstock.

Lĩnh vực giáo dục bậc cao của Nhật Bản, vốn bị tác động do số sinh viên trong nước giảm mạnh và phải nỗ lực thu hút những người trẻ từ các thị trường quốc tế, cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, ông Makoto Watanabe, một giáo sư tại Đại học Hokkaido Bunkyo, cho biết.

“Nhiều trường đại học và cao đẳng tại Nhật Bản, đặc biệt là các trường ít danh tiếng hoặc ở các vùng xa xôi tại Nhật Bản, đã rất vất vả trong những năm gần đây nhằm thu hút sinh viên từ Trung Quốc, Hàn Quốc, và gần đây là từ Đông Nam Á”, ông Watanabe nói.

“Và giờ đây, họ lại vướng phải một vấn đề nghiêm trọng. Nhiều bậc phụ huynh đã đọc tin tức về các ca nhiễm virus corona tại Nhật Bản và không muốn con cái họ tới. Cùng lúc đó, các trường cần sinh viên quốc tế để tiếp tục hoạt động, nhưng họ cũng rất lo ngại nếu một sinh viên từ nước ngoài mang virus vào trường của họ”, giáo sư trên nói thêm.

Năm học mới bắt đầu vào tháng 4 sẽ đưa ra thống kê cho thấy có bao nhiều sinh viên nước ngoài từ chối vào các trường đại học tại Nhật Bản, ông Watanabe cho hay, nói thêm rằng theo quan sát của ông, “nhiều trường đại học tại Nhật Bản vốn đã khó khăn trong việc tìm kiếm sinh viên sẽ càng gặp khó khăn trong năm nay”.

Cho đến chiều 6/4, số người nhiễm virus corona vẫn tiếp tục tăng tại Nhật Bản. Địa phương có nhiều người nhiễm mới nhất đó là tỉnh Hokkaido với 7 người, nâng tổng số người nhiễm lên đến 90 người. Tổng số ca nhiễm tại Nhật Bản là gần 1100 người.

Giấy vệ sinh cháy hàng tại một siêu thị ở Tokyo. Ảnh: AP

Tuy tình hình dịch bệnh vẫn đang lan rộng nhưng Nhật Bản vẫn chưa có phương án về khả năng tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Chánh văn phòng Nội các Suga Yoshihide ngày 6/3 cho biết việc có công bố tình trạng khẩn cấp hay không và khả năng yêu cầu các trường học nghỉ học, hạn chế đi lại sẽ được đề xuất lên Quốc hội vào tuần sau.

Trước đó, do tâm lý hoang mang, nhiều người dân đã vội vã tích trữ nhu yếu phẩm, thậm chí cả giấy vệ sinh hay giấy ăn, sau một tin đồn trên mạng rằng hầu hết nguồn cung các mặt hàng này đều đến từ Trung Quốc, nơi các nhà máy đều đang ngừng hoạt động.

Trong bối cảnh khẩu trang và thuốc khử trùng đang bị thiếu hụt tại Nhật, chuyên gia Shibuya cho rằng cơn hoảng loạn thái quá của công chúng còn tạo ra mối đe dọa lớn hơn cả dịch bệnh.

"Cuối cùng, Covid-19 là một cơn cảm lạnh nhẹ đối với đa số mọi người, nỗi lo sợ lớn nhất không phải là về con virus mà là về sự hoảng loạn, điều không may đang xảy ra", ông Shibuya nói.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật