Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dự đoán đề thi tốt nghiệp THPT 2014

(DS&PL) -

ĐSPL) – Trước thềm kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014, các chuyên gia giáo dục và giáo viên đã “mách” các thí sinh ôn khái quát toàn bộ và trọng tâm bài trong sách giáo khoa.

(ĐSPL) – Trước thềm kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014 với nhiều thay đổi về cách thức đề thi, các chuyên gia giáo dục và giáo viên đã “mách” các thí sinh ôn khái quát toàn bộ và trọng tâm bài trong sách giáo khoa.

>> Đề thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý năm 2014

>> Đề thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2014

>> Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Vật Lý năm 2014

>> Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2014 


Trên Báo điện tử Chinhphu.vn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển khuyên thí sinh nên học hiểu bản chất vấn đề chứ không chỉ là học thuộc lòng. “Một trong những cách tốt nhất là vận dụng kiến thức vào làm bài tập, giải quyết các vấn đề, hiện tượng trong học tập và trong thực tế”.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chia sẻ về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2014.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chia sẻ thêm về các môn thi, cụ thể: Môn ngoại ngữ sẽ có thêm phần tự luận, các đề thi môn khoa học xã hội sẽ tăng khả năng mở, liên hệ nhiều đến thực tế và mang dấu ấn cá nhân của các em, những yêu cầu đó đã được quán triệt ngay từ trong công văn hướng dẫn nhiệm vụ từ đầu năm học.

Đặc biệt những môn như lịch sử, ngữ văn thì các em phải rèn luyện năng lực nhận xét, đánh giá các sự kiện, năng lực diễn đạt của mình; môn ngoại ngữ cũng cần biết diễn đạt vấn đề bằng ngôn ngữ riêng của mình. Vì vậy phải học hiểu, nắm cốt lõi vấn đề để mà diễn đạt.

Nói như vậy cũng không có nghĩa là bỏ hẳn học thuộc bởi không có kiến thức thì lấy gì mà tư duy. Ví dụ, đề thi môn lịch sử sẽ không quá chú trọng vào chi tiết, tuy nhiên những nội dung chính, những mốc lịch sử quan trọng vẫn cần phải nhớ, chẳng lẽ lại không nhớ Quốc khánh (2/9/1945); Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954), Thống nhất đất nước (30/4/1975)…

Theo trang VietnamPlus.vn, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT chia sẻ về vấn đề mà các thí sinh quan tâm nhất là đề thi.

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng khẳng định đề thi có nhiều thuận lợi cho học sinh.

Ông Trinh cho biết: Đề thi năm nay có điểm mới ở hai môn: Môn ngữ văn có phần đọc hiểu, ngoại ngữ có thi viết. Tuy nhiên, chúng tôi đảm bảo rằng sự đổi mới này là có lộ trình. Tất cả các nội dung này đã được hướng dẫn, được giáo viên ôn tập. Phần câu hỏi mở thì đã được thực hiện nhiều năm nay trong kỳ thi tốt nghiệp cũng như thi đại học.

Các em học sinh hãy tự tin, đề không làm khó các em. Thậm chí các em còn có thuận lợi hơn ở chỗ năm nay, đề không phải yêu cầu nặng về việc phải nhớ máy móc sự kiện, kiến thức có sẵn mà các em có thể vận dụng linh hoạt kiến thức để giải quyết vấn đề.

Trước đó, nhiều giáo viên cũng đã chia sẻ, hướng dẫn học sinh ôn thi trọng tâm đối với từng môn thi.

Với môn Toán, thầy Trần Mạnh Tùng - giáo viên Toán Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) đã lưu ý về cách làm bài “ăn điểm”, những câu dễ thì làm trước như: khảo sát hàm số, số phức, phương trình mũ để ghi chắc 2,5 điểm. Thầy giáo lấy ví dụ: Bài khảo sát hàm số cần làm đủ các bước: TXĐ, tìm giới hạn, tính y’, xét dấu y’, lập BBT, kết luận biến thiên, cực trị, chọn điểm, vẽ đồ thị. Không vẽ đồ thị bằng bút chì, bài tiếp tuyến chú ý dùng đúng kí hiệu y’, y’(x0), bài tương giao chú ý tìm điều kiện để hai đường cắt nhau tại m điểm như đề bài yêu cầu. Nếu tìm max, min của các hàm số phức tạp (như hàm logarit, hàm lượng giác,…) có thể đặt ẩn phụ. Chú ý tìm điều kiện ẩn phụ chính xác.

Với môn Ngữ Văn, thầy Hùng trường Anhxtanh đã “chốt” những vấn đề quan trọng: Phần đọc hiểu văn bản (2 -3 điểm) học sinh chú ý chữa lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ và logic văn bản. Học sinh phải xác định được 9 biện pháp tu từ, xác định nội dung, chủ đề của đoạn thơ, đoạn văn. Đối với bài nêu cảm nhận về một câu thơ, một hình ảnh, một nhân vật học sinh chỉ nên viết 1 đoạn ngắn dài khoảng nửa trang là đủ.

Thầy Hùng, giáo viên trường Anhxtanh làm clip hướng dẫn thi môn Văn.

Phần tạo lập văn bản (7 - 8 điểm), học sinh đặc biệt ôn trọng tâm những vấn đề liên quan đến chủ quyền, độc lập dân tộc, trách nhiệm của mỗi công dân đối với việc khẳng định nên tự chủ, độc lập của dân tộc. Chú trọng các văn bản có chủ đề tinh thần yêu nước như tác phẩm: Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)…

Với môn Địa lý, thầy Vũ Quốc Lịch-giáo viên Trường THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam có một số gợi ý sau:

Nên chú ý ôn các bài có liên quan đến Biển Đông trong đề thi tốt nghiệp địa lí năm nay, như: vị trí, phạm vi lãnh thổ; thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, vấn đề phát triển ngành thủy sản; vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo…

Trong phần kiểm tra kĩ năng học sinh cần vẽ biểu đồ cần nhanh, chính xác, đầy đủ các bước. Trên biểu đồ phải ghi đầy đủ các yếu tố như đơn vị, tên biểu đồ, bảng chú giải ghi chú…

Phần phân tích giải thích trong câu hỏi bài tập cần ngắn gọn. Átlat Địa lý là một công cụ ôn tập và tra cứu thi rất hiệu quả, ở đó có đầy đủ các địa danh cần thiết và các số liệu kinh tế - xã hội cập nhật hơn cả sách giáo khoa. Thậm chí các dạng biểu đồ thí sinh cũng có thể tham khảo trong átlat để hoàn thiện trong bài thi của mình.

Những ý kiến và gợi ý về hướng dẫn cách làm bài thi của các chuyên gia và giáo viên chắc chắn phần nào giúp các thí sinh ổn định tâm lí và làm bài thi hiệu quả.

Tin nổi bật