Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dự án Sân golf và khu nghĩ dưỡng Đà Lạt bị chấm dứt hoạt động theo kết luận của Thanh tra Chính phủ

(DS&PL) -

Dự án sân golf và khu nghỉ dưỡng Đà Lạt mới đây đã bị chấm dứt hoạt động theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Dự án sân golf và khu nghỉ dưỡng Đà Lạt mới đây đã bị chấm dứt hoạt động theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Rừng thuộc dự án "Sân golf và khu nghỉ dưỡng Đà Lạt" bị lâm tặc cưa hạ. Ảnh: Tiền Phong

Sáng 21/1, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư "Sân golf và khu nghỉ dưỡng Đà Lạt" do Công ty TNHH đầu tư Hàn Việt làm chủ đầu tư, theo kết luận số 929 (ngày 12/6/2020) của Thanh tra Chính phủ về quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh Lâm Đồng giao sở KH&ĐT thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động dự án đầu tư nêu trên và các thủ tục tiếp theo có liên quan theo quy định.

Công ty TNHH Đầu tư Hàn Việt có trách nhiệm chấp hành việc chấm dứt hoạt động dự án đầu tư; chủ động giải quyết các vấn đề phát sinh tại dự án và tự thanh lý dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về thanh lý tài sản khi dự án chấm dứt hoạt động; hoàn tất các nghĩa vụ tài chính có liên quan với Nhà nước theo quy định.

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với UBND huyện Đức Trọng và các cơ quan chức năng kiểm kê tài nguyên rừng, xác định thiệt hại lâm sản, tài nguyên rừng bị mất, chuyển Sở Tài chính xác định giá trị thiệt hại để yêu cầu doanh nghiệp bồi thường theo quy định.

Được biết, dự án “Sân golf và khu nghỉ dưỡng Đà Lạt” được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2007 với diện tích 268 ha tại các tiểu khu 267C và 278A. Tuy nhiên, suốt 13 năm qua, ngoài việc khai thác gỗ dưới vỏ bọc tận thu, Công ty TNHH đầu tư Hàn Việt không triển khai bất kỳ hạng mục nào (theo Giấy chứng nhận đầu tư).

Chủ đầu tư cũng không có phương án phòng cháy chữa cháy rừng; không bố trí lực lượng quản lý bảo vệ rừng dẫn đến hậu quả hàng trăm cây thông có đường kính từ 20-50 cm bị lâm tặc cưa hạ, cả chục héc ta đất lâm nghiệp bị lấn chiếm… gây thiệt hại nghiêm trọng về tài nguyên rừng.

Cơ quan chức năng ghi nhận hàng loạt cây rừng bị triệt hạ đã bị tẩu tán, vết tích còn lại là những gốc thông bị cưa cắt. Một số cây bị cắt thành từng lóng nhỏ, chôn giấu dưới hố hoặc khe nước giữa hai quả đồi và đã bắt đầu khô mục. Hàng chục cây thông khác bị đốt gốc, chất cành khô quanh gốc chuẩn bị châm lửa đốt; hoặc bị chặt sâu vào 2/3 gốc.

Tại một số khu vực, sau khi phá rừng thông, các đối tượng đóng trụ bê tông và sử dụng dây kẽm gai để rào chắn, khẳng định chủ quyền; chia đất lâm nghiệp thành nhiều lô với diện tích khoảng 1.000 - 2.000 m2/lô, lén lút mua bán với giá hàng trăm triệu đồng mỗi lô; trồng xoài, chuối và các loại hoa màu khác.

Hạt Kiểm lâm huyện Đức Trọng cùng các cơ quan chức năng phải bố trí lực lượng tuần tra, bảo vệ rừng thay cho doanh nghiệp, phát hiện hàng chục vụ vi phạm.

Mặc dù Hạt Kiểm lâm đã nhiều lần mời doanh nghiệp lên hướng dẫn, bàn phương án phối hợp giải tỏa rừng bị lấn chiếm, trồng lại rừng nhưng chưa lần nào doanh nghiệp hợp tác.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật