Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dự án Hà Đô Green Lane: Tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khách hàng khi đặt tiền mua căn hộ

(DS&PL) -

Không cơ sở hạ tầng, mặt bằng ngổn ngang, chưa hoàn thành xong phần móng, pháp lý chưa rõ ràng, nhưng chủ đầu tư vẫn cố tình “lách luật” huy động vốn bằng những hợp đồng

Không cơ sở hạ tầng, mặt bằng ngổn ngang, chưa hoàn thành xong phần móng, pháp lý chưa rõ ràng, nhưng chủ đầu tư vẫn cố tình “lách luật” huy động vốn bằng những hợp đồng hợp tác đầu tư dưới chiêu bài “đặt cọc giữ chỗ”, “phiếu đăng ký giữ chỗ”…

Dự án Hà Đô Green Lane là dự án khu phức hợp căn hộ cao tầng, toạ lạc tại số 2735 mặt tiền đường Phạm Thế Hiển, Phường 7, Quận 8, TP. HCM, có chủ đầu tư là Cty CP Hà Đô Bình An (thuộc Tập đoàn Hà Đô) làm chủ đầu tư với tổng diện tích khu đất 23.237.1 m2. Khu này gồm 3 tòa nhà chung cư cao 18 tầng với hơn 700 căn hộ, diện tích căn hộ gồm các loại 52 – 92 m2 từ 1 – 3 phòng ngủ

Cố tình "lách luật" để huy động vốn

Mặc dù vẫn nằm im bất động khi chỉ là một bãi đất trống bỏ hoang, chưa tiến hành thi công phần móng nhưng chủ đầu tư đã có hành vi huy động vốn dưới hình thức nhận đặt cọc, giữ chỗ đối với dự án Hà Đô Green Lane dù chưa đủ điều kiện theo luật kinh doanh BĐS. Phương thức này phần lớn được thực hiện bởi các doanh nghiệp vốn mỏng và cần vốn để triển khai và số tiền thu được có thể lên đến hàng tỷ đồng.

Dự án vẫn chỉ là bãi đất trống ngồn ngang, chưa có dấu hiệu của việc thi công

Theo ghi nhận và tìm hiểu của Phóng viên Báo Đời Sống và Pháp Luật, tại công trường dự án vào sáng ngày 04/03/2019, dự án Hà Đô Green Lane vẫn còn là bãi đất trống, cỏ mọc xanh rì, đất đá ngổn ngang, chưa có bất kỳ một hoạt động xây dựng nào phần móng nào ngoài việc đang san lấp. Tuy vậy, dự án đã được chào bán rầm rộ, ngoài các nhân viên môi giới trực tiếp gọi mời chào, thì trên các trang mạng, hoạt động mua bán này cũng diễn ra sôi động không kém. Chỉ cần gõ từ khóa tìm kiếm “mua dự án Hà Đô Green Lane” sẽ xuất hiện hàng loạt kết quả dẫn đến các trang mạng rao bán chung cư này, và chỉ cần vài phút đăng nhập sẽ có nhân viên tư vấn vào nhắn tin xin số điện thoại để tư vấn cụ thể về dự án và giá cả cho khách hàng.

Trong vai khách hàng có nhu cầu tìm hiểu dự án, chúng tôi được hai nhân viên môi giới tên H và T của dự án gọi điện gặp trực tiếp tư vấn hết sức nhiệt tình và chu đáo. Theo nhân viên này, dự án Hà Đô Green Lane nếu mua đầu tư hay mua ở đều được, vì dự án có vị trí tốt và giá tốt, đặc biệt là chủ đầu tư uy tín, 2 nhân viên cho biết thêm tầm tháng 6 bên dự án mới mở bán, nhưng hiện tại đã có nhiều khách đã xuống tiền để giữ chỗ.

Hai nhân viên kinh doanh nhấn mạnh nếu mua sớm sẽ được chiết khấu 2 - 4% và được nhiều ưu đãi từ phía nhà đầu tư, hiện tại bên em đang nhận giữ chỗ với giá tiền 50 triệu/căn. Nhân viên này cho biết thêm dự án có 3 tòa cao 18 tầng, gồm 700 căn, căn hộ 1 phòng ngủ có diện tích 46 – 52 m2, tiếp đó căn hộ có 2 phòng ngủ là 59 – 70 m2, số căn hộ 3 phòng ngủ rộng 92m2…giá bán dự kiến 24 - 26 triệu đồng/m2. Giá để giữ chỗ được đưa ra là 50 triệu đồng/căn, sau một tuần lễ khách hàng phải bổ sung thêm 10% cho giá trị hợp đồng, tới tháng 6 năm 2019 khách hàng đóng tiếp 15% cho hợp đồng mua bán, sau đó cứ 45 ngày sẻ phải đóng 5%.

Phiếu đăng kí giữ chỗ

Nhân viên trên chia sẻ: “Hiện tại bên em đang tiến hành thi công đóng cọc đại trà, chưa hoàn thiện phần móng, phần móng dự kiến sẽ hoàn thành sớm vào tháng 6, dự tính đến quý 1 năm 2021 khách hàng nhận được nhà” nhưng thực chất dự án bây giờ chỉ là bãi đất trống.

Người mua phải chịu nhiều rủi ro

Hành vi huy động vốn dưới hình thức nhận đặt cọc, giữ chỗ tại các dự án BĐS chưa đủ điều kiện mở bán là huy động vốn trái phép, chính những quy định chưa rõ ràng này đã khiến người mua căn hộ hoài nghi.

Tiếp đó là rủi ro về tài chính; chủ đầu tư một lúc thực hiện nhiều dự án hoặc lấy vốn dự án này “đắp” cho dự án khác dẫn đến việc sử dụng vốn sai mục đích, làm chậm tiến độ dự án, nghiêm trọng hơn có thể sẽ đóng băng dự án khi nhà đầu tư không cân đối được vấn đề tài chính.

Ngoài ra, còn có rủi ro về phê duyệt dự án; trong quá trình thực hiện, dự án bị vướng mắc, thiếu sót dẫn đến dự án không được phê duyệt thì rủi ro về việc không bàn giao được nhà sẽ rất cao, lúc này chủ đầu tư đã sử dụng hết nguồn vốn để đầu tư dự án nên tiền trả lại cho khách hàng sẽ không còn. Vì vậy, người chịu thiệt thòi nhất vẫn là người mua.

Theo luật sư Lê Minh Đức - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, tại điều 55 Luật kinh doanh bất động sản quy định rõ: “Điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh đối với nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó”.

Trường hợp ký hợp đồng huy động vốn không đúng với quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Nhà ở và quy định tại Điều 19 Nghị định 99/2015/NĐ-CP thì không được pháp luật công nhận. Các chủ đầu tư vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho người tham gia góp vốn.

Mặt khác, việc ký hợp đồng huy động vốn để đầu tư xây dựng nhà ở thương mại chỉ được thực hiện thông qua các hình thức quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 69 của Luật Nhà ở.

Để hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình mua căn hộ, cũng như để bảo vệ quyền lợi cho chính bản thân, ngay từ giai đoạn đầu tiên khách hàng phải cân nhắc chọn chủ đầu tư uy tín “Thông qua việc tìm kiếm những dự án trước đó mà chủ đầu tư từng xây dựng cũng như chất lượng và phản hồi của khách hàng đã mua sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích trong quá trình lựa chọn của mình".

Văn Việt/Khỏe 365

Tin nổi bật