Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đột tử trên máy bay: Chuyện hy hữu phải dấu kín

(DS&PL) -

Nhắc đến những câu chuyện và tình người trên máy bay, đoàn tiếp viên của một hãng hàng không giá rẻ không thể quên chuyện một em bé chào đời trên máy bay và một hành khác.

Nhắc đến những câu chuyện và tình người trên máy bay, đoàn tiếp viên của một hãng hàng không giá rẻ không thể quên chuyện một em bé chào đời trên máy bay và một hành khách đột tử…

Ba năm trước, chị Phan Thị Hoàng Quyên, tiếp viên trưởng trên một chuyến bay, đã tham gia đỡ đẻ bé Phạm Tuấn Vũ - ca sinh đầu tiên trên máy bay tại Việt Nam. Đúng 1 năm sau, chị Quyên gặp lại gia đình bé Vũ về quê ăn Tết trên chuyến bay nhưng gia đình bé mới là người nhận ra chị trước.

Ca đỡ đẻ hy hữu…

11 giờ 30 phút ngày 16/1/2011, chị Nguyễn Thị Lập (27 tuổi, quê Hà Tĩnh) cùng chồng là anh Phạm Thành Chung đi máy bay về quê ăn Tết. Khi máy bay đang chuẩn bị rời đường băng thì chị Lập kêu đau bụng. Theo nguyên tắc, lúc này mọi hành khách, tiếp viên trên máy bay sẽ dừng mọi hoạt động và chỉ đội bay, cơ trưởng tập trung cho việc cất cánh. Tuy nhiên, nhận thấy tình trạng chị Lập kêu đau bụng dưới và thai nhi đã ở tuần thứ 32 là rất nguy hiểm, chị Phan Thị Hoàng Quyên lập tức thông báo cho cơ trưởng để xử lý tình huống.

Các tiếp viên hàng không chuẩn bị lên máy bay làm nhiệm vụ

“Cơ trưởng quyết định quay máy bay về lại điểm đỗ ở sân bay Tân Sơn Nhất nhưng chỉ 2 phút sau, chồng chị Lập la lớn khi nhìn thấy đầu em bé, mọi người càng hoảng. Quá bất ngờ nhưng chúng tôi cố gắng giữ bình tĩnh với suy nghĩ duy nhất lúc đó là làm sao để chị Lập sinh con được an toàn. Các tiếp viên trấn an hành khách, hướng dẫn chị Lập không hoảng sợ và thở đều. Một bác sĩ đi cùng chuyến bay giúp đưa em bé ra ngoài an toàn” - chị Quyên nhớ lại.

Theo các tiếp viên trên chuyến bay, từ lúc vị khách nữ kêu đau bụng đến khi em bé chào đời chỉ khoảng 3-5 phút. Khi mẹ tròn con vuông, cả phi hành đoàn mới thở phào nhẹ nhõm. Và lần đầu tiên các tiếp viên nữ tham gia ca đỡ đẻ hy hữu như vậy! Thời điểm đó, chỉ cần quyết định và thông báo cho cơ trưởng chậm một phút sẽ rất nguy hiểm vì máy bay cất cánh phải mất 40 phút sau mới có thể hạ cánh ở sân bay Vinh. Chưa kể, trong điều kiện không gian hẹp giữa các hàng ghế ngồi, áp suất trên máy bay cũng là trở ngại trong việc đỡ đẻ cho sản phụ…

Đúng một năm sau, trong lúc đang làm nhiệm vụ trên một chuyến bay từ TP HCM đi Vinh, chị Quyên ngẩn người khi nghe tiếng gọi từ 2 vị khách cùng một bé trai. “Thật bất ngờ! Đó chính là bé Vũ - vị khách nhỏ sinh ra trên máy bay năm trước và gia đình. Cha mẹ bé Vũ nhận ra tôi rồi gọi khiến tôi vui mừng và cảm thấy đúng là cái duyên. Bé Vũ kháu khỉnh, khỏe mạnh. Chúng tôi chụp hình chung, mua bánh cho bé ăn. Đỡ đẻ trên máy bay đã là đáng nhớ, gặp lại gia đình họ cũng trên chuyến bay thật sự là kỷ niệm khó quên trong đời tiếp viên của tôi” - chị Quyên nói.

“Cô ơi, mong cô sống lại!”

Khi được hỏi về những sự việc đáng nhớ, cả đáng tiếc, các tiếp viên kể lại câu chuyện về hành khách nữ 45 tuổi đột tử khi máy bay đang bay sau những nỗ lực cấp cứu và cả cầu nguyện của đoàn bay…

Giữa tháng 11/2012, một nữ hành khách cùng người nhà trên chuyến bay từ TP HCM về quê Hải Phòng. Khi máy bay cất cánh được khoảng 1 giờ thì hành khách kêu mệt, tiếp viên vội ngả lưng ghế, vặn van gió và động viên tinh thần cho hành khách. “Một lúc sau, vị khách cảm thấy khó thở, có lẽ người nhà đi cùng biết rõ bệnh tình nên họ không gây náo loạn. Đến khi lay người không thấy phản ứng, tiếp viên liền làm công tác xử lý sự cố với mọi biện pháp có thể, cả hà hơi thổi ngạt” - chị Nguyễn Thị Tuyết Lan, nhóm trưởng tiếp viên, nhớ lại.

Các tiếp viên kiểm tra lại giá để hành lý của khách trước khi cất cánh.

Ngay khi sự cố xảy ra, các tiếp viên cũng đã vội thông báo trên loa và có 2 bác sĩ đi cùng chuyến bay hỗ trợ sơ cứu cho hành khách nhưng cô ta không qua khỏi. Trên máy bay có một bộ “doctor kit”, chỉ được phép của cơ trưởng và bác sĩ trên chuyến bay (có giấy tờ chứng minh) mới được sử dụng. Khi bác sĩ khám mới biết hành khách đã qua đời. Trong lúc đau buồn nhưng người nhà cũng cảm ơn đoàn bay và bác sĩ vì đã làm hết sức mình.

“Lúc ấy, các tiếp viên chỉ biết cứu người, hà hơi thổi ngạt, rơi nước mắt rồi luôn miệng “cô ơi, mong cô sống lại!”. Chuyến bay đó, tiếp viên trưởng mới lên được 6 tháng nhưng xử lý tình huống rất tốt. Khi hành khách nữ qua đời chỉ đoàn bay và người nhà biết, các hành khách còn lại vẫn không hay biết gì bởi nếu xử lý không khéo sẽ gây tâm lý bất an cho các hành khách khác. Đến giờ, mỗi khi lên chuyến bay, các tiếp viên vẫn cầu nguyện cho cô” - chị Tuyết Lan cho biết.

Chuyện cười ra nước mắt

Nhiều năm trước, hàng không chỉ dành cho người có điều kiện nhưng với mô hình hàng không giá rẻ, nay cả người thu nhập thấp cũng dễ dàng đi máy bay. Nhiều tiếp viên kể lại trên các chuyến bay từ TP HCM đến Vinh, Hải Phòng, rất nhiều người từ quê vào miền Nam làm công nhân. Đến khi lập gia đình, có con, tiết kiệm mãi mới đủ tiền mua vé máy bay cho ông bà nội, ngoại vào miền Nam đưa con về nuôi. “Khi lên máy bay, họ nghĩ giống như vào nhà nên bỏ dép ở cầu thang máy bay. Khi máy bay cất cánh, liền hỏi dép của bác để ngoài cửa đâu rồi (?!). Về nguyên tắc an ninh hàng không, thấy vật lạ phải bỏ đi, kể cả một tờ giấy bởi nó có thể cuốn vào động cơ máy bay” - một tiếp viên chia sẻ.
Hay trường hợp có người già bị bệnh lên máy bay uống thuốc, khi hỏi chai nước suối giá bán gần 20.000 đồng/chai nên không dám mua. Vị khách liền cho thuốc vào miệng nhai rồi nuốt, tiếp viên thấy vậy phải lấy nước của mình đổ vào ly cho hành khách...

Tin nổi bật