Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đột phá y học: Biến tế bào ung thư vú thành mỡ

(DS&PL) -

Các nhà khoa học ở Thụy Sĩ đã tạo ra bước đột phá khi biến khối ung thư ở chuột thành chất béo vô hại.

Các nhà khoa học ở Thụy Sĩ đã tạo ra bước đột phá khi biến khối ung thư ở chuột thành chất béo vô hại.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm thành công việc biến khối ung thư thành chất béo vô hại ở các loài gặm nhấm và có nhiều dấu hiệu khả quan khi áp dụng ở người.

Bước phát triển mang tính đột phá này của các nhà khoa học đến từ việc điều trị các loài gặm nhấm bằng sự kết hợp của hai loại thuốc đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cho phép sử dụng.

Loại thứ nhất là rosiglitazone, hiện đang được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2. Thứ hai là trametinib, dược phẩm giúp ức chế sự phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư. 

Theo một báo cáo đăng trên Tạp chí Live Science, sự pha trộn của các loại thuốc này tận dụng lợi thế của “tính nắn được” hoặc khả năng thích ứng của một số tế bào ung thư cụ thể trong quá trình di căn. Qua đó, các nhà nghiên cứu đã có thể chuyển hóa những tế bào ung thư vú được cấy vào chuột thành các tế bào mỡ. 

Không phải tất cả các tế bào bị bệnh đều có chuyển sang chất béo, nhưng phương pháp này đã ngăn chặn ung thư lan sang các bộ phận khác của cơ thể. 

Còn quá sớm để coi phát hiện này là một giải pháp để áp dụng trên người bệnh, nhưng theo các nhà nghiên cứu, giải pháp có thể khả dụng vì cả hai loại thuốc rosiglitazone và trametinib đều đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cho phép sử dụng trên người. 

Tác giả chính của nghiên cứu, giáo sư Gerhard Christofori cho biết: “Trong tương lai, phương pháp trị liệu mới này có thể được sử dụng kết hợp với hóa trị thông thường để ngăn chặn cả sự phát triển của khối u nguyên phát và sự hình thành biến chứng di căn gây tử vong”.

Khi các tế bào ung thư lan rộng, chúng sẽ trải qua một quá trình biến đổi để cho phép chúng “giải thoát” khỏi khối u ban đầu và di căn sang một bộ phận khác của cơ thể. Để làm được điều này, chúng tạm thời biến đổi sang một trạng thái chưa trưởng thành, giống như các tế bào gốc. Giai đoạn này được gọi là quá trình sinh phôi ngược, chuyển đổi biểu mô thành trung mô (EMT).

Trong quá trình EMT, các tế bào ung thư ở trạng thái thích nghi cao hoặc ở thể dẻo, thích hợp cho các phương pháp điều trị sử dụng rosiglitazone và trametinib nhằm mục đích nắm bắt và chuyển biến các tế bào này thành một loại tế bào khác.

Trong nghiên cứu của mình trên chuột, các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ đã có thể biến đổi các tế bào ở dạng EMT thành tế bào mỡ. Hiện tại, các nhà khoa học cũng lên kế hoạch mở rộng dự án bằng cách thử nghiệm sự kết hợp các phương pháp trị liệu và hóa liệu hiện có. Ngoài ung thư vú, những thể nghiệm của của phương pháp mới này cũng sẽ được thực hiện trên các bệnh ung thư khác.

Theo Tiền Phong

Tin nổi bật