Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đồng Nai: Sặc thạch rau câu, bé 2 tuổi nguy kịch

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Sau gần 10 ngày điều trị, cháu bé 2 tuổi vẫn phải thở máy và trong tình trạng nguy kịch do sặc thạch rau câu.

(ĐSPL) – Sau gần 10 ngày điều trị, cháu bé 2 tuổi vẫn phải thở máy và trong tình trạng nguy kịch do sặc thạch rau câu.

Cháu bé hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng Nai (Ảnh Dân trí).

Ngày 19/1, bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết trên báo Dân trí, sau gần 10 ngày điều trị, bé Lê Nguyễn Nguyệt C. (2 tuổi, ngụ phường Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) vẫn phải thở máy và trong tình trạng nguy kịch do sặc thạch rau câu.

Trước đó, bé C. được người nhà đưa vào viện trong tình trạng nguy kịch do không được sơ cứu ban đầu khi bị sặc.

Bác sĩ Nghĩa đưa ra lưu ý: “Thạch rau câu rất trơn, trẻ nhỏ không nhai được, thường bị trôi thẳng xuống cổ họng và mắc lại tại đây. Người lớn nên thận trọng khi cho trẻ ăn món đồ này”.

Đây không phải trường hợp đầu tiên bị sặc thạch rau câu, trước đó, vào tháng 2/2014, theo thông tin trên báo Thanh niên, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cho biết, bé K.T.T.N (13 tháng tuổi, ở P.Trần Quang Diệu, TP.Quy Nhơn) đã bị tử vong do sặc thạch rau câu.

Được biết, bệnh nhi N. được đưa vào viện ngày 4/2/2014  trong tình trạng tím người, ngưng thở, ngưng tim... Đến ngày 5/12, bé  ở trạng thái đồng tử giãn, mất hết phản xạ, ngưng tim và được đưa về nhà lo hậu sự.

Sơ cứu khi trẻ bị sặc do thức ăn, dị vật

Ngay khi phát hiện trẻ sặc, khó thở, tím tái, cần nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên cánh tay.

-Dùng lòng bàn tay vỗ mạnh 5 cái liên tiếp vào lưng trẻ, ở giữa hai xương bả vai.

-Sau đó, lật bé lại quan sát. Nếu thấy trẻ khóc được, hết tím tái, chuyển nhanh đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ tiếp tục theo dõi.

Nếu trẻ vẫn còn tím tái, ấn ngực trẻ bằng cách dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn vào nửa dưới xương ức, Ấn mạnh xuống 5 cái liên tiếp, sau đó quan sát, nếu còn khó thở thì làm lại động tác 2. Làm 6 lần liên tiếp, kinh nghiệm cho thấy nếu làm đúng kỹ thuật, chỉ cần làm 1 - 2 lần là dị vật bị tống ra ngoài. Nếu trẻ hồng hào, chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để bác sĩ tiếp tục theo dõi.

Trường hợp trẻ ngưng tim, ngưng thở, cần nhanh chóng tiến hành thổi ngạt và ấn tim. Thổi ngạt bằng cách để trẻ nằm ngửa, ngửa đầu trẻ ra nhằm làm cho đường thở thông thoáng.

Sau khi hít một hơi thật sâu, người cấp cứu áp miệng luôn qua mũi và miệng trẻ thổi mạnh vào. Trong lúc thổi, quan sát lồng ngực trẻ có lên xuống hay không, nếu có thì chứng tỏ đã làm đúng kỹ thuật, đường thở thông thoáng. Thổi liên tiếp hai cái.

Ấn tim: Dùng 2 ngón cái đặt chồng lên nhau, các ngón khác ôm ngực bé, đặt dưới đường nối hai vú. Ấn 100 lần/phút. Nếu kết hợp thổi ngạt và ấn tim, thực hiện 5 lần ấn tim và 1 lần thổi ngạt (trước đó đã thổi 2 cái). Vừa tiến hành thao tác, vừa chuyển bé đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Lưu ý: Trên đường chuyển viện không được lúc nào ngưng ấn tim và thổi ngạt, bởi nếu không làm, não sẽ thiếu ôxy, không cấp cứu được.

Tin nổi bật