Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sơ cứu trẻ bị sặc cháo, sữa tại nhà: Điều phải biết

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Thông tin về một trẻ 16 tháng tuổi tử vong do sặc cháo khiến nhiều mẹ lo lắng không biết xử lý như thế nào. Một số lưu ý sau sẽ giúp bạn có cách xử trí kịp thời,

(ĐSPL) – Thông tin về một trẻ 16 tháng tuổi tử vong do sặc cháo khiến nhiều mẹ lo lắng không biết xử lý như thế nào. Một số lưu ý sau sẽ giúp bạn có cách xử trí kịp thời, đúng đắn.

>> Sặc cháo, một trẻ tử vong trước khi cấp cứu

Chiều qua (13/11), cháu Phạm Bảo Hân, 16 tháng tuổi (TP. Tam Kỳ, Quảng Nam) bị sặc cháo khi ăn bữa cơm chiều tại cơ sở mầm non Hồng Hà (TP.Tam Kỳ) khiến bé bị khó thở, người tím tái và tắt thở trước khi đến bệnh viện. Biết thông tin, nhiều bậc phụ huynh tá hỏa, lo lắng khi hàng ngày vẫn cho con ăn và nhiều lần con bị sặc, nôn mà chưa nắm rõ cách xử trí như thế nào.

Sau đây là những lưu ý mà các bố mẹ có thể tìm hiểu để giải quyết kịp thời khi con bị sặc sữa, cháo:

Xem Video Hướng dẫn sơ cứu trẻ bị sặc cháo, sữa:

Biểu hiện trẻ bị sặc cháo, sữa

 - Ngừng ăn và ho sặc sụa

- Cơ thể tím tái, đặc biệt là mặt

- Trẻ có biểu hiện khó thở, thở dốc, thở gấp

- Hai mắt trợn ngược

- Đối với những trường hợp nặng trẻ có thể bị ngừng thở và dẫn đến tử vong.

Sơ cứu khi trẻ bị sặc cháo, sữa

Bột cháo xay nhuyễn có độ quánh cao, khi trẻ bị sặc có thể nút toàn bộ đường thở, làm trẻ khó thở, tím tái rồi tử vong ngay sau 5-10 phút. Vì vậy, cần sơ cứu ngay khi trẻ bị sặc.

-Ngay khi phát hiện trẻ sặc, khó thở, tím tái, cần nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên cánh tay.


-Dùng lòng bàn tay vỗ mạnh 5 cái liên tiếp vào lưng trẻ, ở giữa hai xương bả vai.

-Sau đó, lật bé lại quan sát. Nếu thấy trẻ khóc được, hết tím tái, chuyển nhanh đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ tiếp tục theo dõi.

-Nếu trẻ vẫn còn tím tái, ấn ngực trẻ bằng cách dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn vào nửa dưới xương ức, Ấn mạnh xuống 5 cái liên tiếp, sau đó quan sát, nếu còn khó thở thì làm lại động tác 2. Làm 6 lần liên tiếp, kinh nghiệm cho thấy nếu làm đúng kỹ thuật, chỉ cần làm 1 - 2 lần là dị vật bị tống ra ngoài. Nếu trẻ hồng hào, chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để bác sĩ tiếp tục theo dõi.

-Trường hợp trẻ ngưng tim, ngưng thở, cần nhanh chóng tiến hành thổi ngạt và ấn tim. Thổi ngạt bằng cách để trẻ nằm ngửa, ngửa đầu trẻ ra nhằm làm cho đường thở thông thoáng.


Sau khi hít một hơi thật sâu, người cấp cứu áp miệng luôn qua mũi và miệng trẻ thổi mạnh vào. Trong lúc thổi, quan sát lồng ngực trẻ có lên xuống hay không, nếu có thì chứng tỏ đã làm đúng kỹ thuật, đường thở thông thoáng. Thổi liên tiếp hai cái.

Ấn tim: Dùng 2 ngón cái đặt chồng lên nhau, các ngón khác ôm ngực bé, đặt dưới đường nối hai vú. Ấn 100 lần/phút. Nếu kết hợp thổi ngạt và ấn tim, thực hiện 5 lần ấn tim và 1 lần thổi ngạt (trước đó đã thổi 2 cái). Vừa tiến hành thao tác, vừa chuyển bé đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Lưu ý: Trên đường chuyển viện không được lúc nào ngưng ấn tim và thổi ngạt, bởi nếu không làm, não sẽ thiếu ôxy, không cấp cứu được.

Phòng ngừa trẻ bị sặc

-Không cho trẻ ăn uống khi nằm hay ngủ, khuyến khích trẻ không nên chạy nhảy, cười đùa khi ăn.

-Lựa chọn thức ăn phù hợp với lứa tuổi của trẻ và chế biến sao cho trẻ nhai, nuốt dễ dàng.

-Cho trẻ ăn từ từ từng muỗng nhỏ, không la mắng, bắt ép trẻ ăn nhanh. Nếu trẻ nuốt vội dễ bị sặc.

-Khi trẻ bú nên bồng trẻ trên tay với tư thế đầu và vai cao hơn chân, khi trẻ ọc sữa, cần nghiêng đầu trẻ sang một bên để chất nôn không vào đường thở.

-Khi cho trẻ ăn các trái cây có hạt như dưa hấu, na... cần loại hết các hạt ra.

-Kiểm tra cẩn thận thực phẩm khi chế biến, đặc biệt là tôm, cua, cá... Cần phải xay nhuyễn, lọc qua phần thịt, xương và vỏ kỹ càng trước khi đem chế biến.

-Trẻ vừa ăn xong phải cho uống nước để trôi, tuyệt đối không cho trẻ nằm ngửa ngay sau khi ăn.

Tin nổi bật