Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đông dược cho bệnh tim mạch thời @: Không phải dược liệu càng nhiều, hàm lượng càng cao là tốt!

(DS&PL) -

Dùng thuốc đông dược hay thực phẩm chức năng như dụng binh, nhất là với bệnh tim mạch, không hẳn phải hàm lượng cao, dược liệu nhiều mới hiệu quả. Đôi khi còn làm...

Dùng thuốc đông dược hay thực phẩm chức năng như dụng binh, nhất là với bệnh tim mạch, không hẳn phải hàm lượng cao, dược liệu nhiều mới hiệu quả. Đôi khi còn làm phản tác dụng, gây tăng gánh nặng cho nhiệm vụ xử lý chất lạ và thanh lọc cơ thể trên các cơ quan trọng yếu như gan, thận, ruột…

Đừng trách trái tim quá cầu toàn!

Trong khi ngành y hãnh diện với nhiều tiến bộ nhảy vọt về kỹ thuật chẩn đoán và phương tiện điều trị, bệnh tim mạch vẫn tiếp tục đứng đầu về tỷ lệ tử vong.

Cho dù cả thế giới náo động vì cơn dịch H1N1, con số tử vong vì siêu vi cảm cúm hay bệnh ung thư nhưng trên thực tế quả thật không thấm vào đâu nếu so với số nạn nhân bỏ cuộc mỗi đêm vì thuyên tắc mạch vành.

Nói có sách, mách có chứng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có đến 17,5 triệu người tử vong mỗi năm do các bệnh liên quan đến tim mạch. Riêng tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong. Và con số bệnh nhân tích lũy ngày một nhiều.

Tỷ lệ người tử vong vì mắc bệnh tim mạch ngày càng tăng cao 

Ai là người đáng trách khi bệnh nhân tim mạch ngày một nhiều?

Theo BS Lương Lễ Hoàng - Điều hành Phòng tư vấn sức khỏe và Nghiên cứu Y Dược -  Điều trị Nội khoa thuộc Trung tâm Oxy cao áp TPHCM, nếu trách có lẽ chỉ trách trái tim vì nó quá tận tụy, đến mức đẩy máu đến khắp các bộ phận cơ thể, đến tận ngõ ngách thiệt xa như các mạch máu nhỏ trên đầu ngón tay, ngón chân, đáy mắt, cầu thận.

Trong lúc lo đa đoan như vậy, trái tim cũng quên mất rằng chính nó cũng cần đủ máu trong mạch vành để hoạt động, càng cố gắng đẩy đi xa thì ngay cả trái tim lại càng thiếu máu.

Bệnh tim mạch ngày nay ít nhiều còn nhiêu khê vì khó phát hiện hơn ngày xưa. Lúc trước, dấu hiệu điển hình của bệnh tim có thể kể đến như cơn đau thắt ngực, lan ra cánh tay cổ họng, gây vã mồ hôi, lo lắng.

Nhưng điều đáng lo là những dấu hiệu này ít thấy, thậm chí là mơ hồ ở người bệnh đái tháo đường, người có ngưỡng chịu đau cao hay ở phụ nữ bước sang tuổi tiền mãn kinh. Thậm chí có người thiếu máu cơ tim nhưng khi đi khám, đo điện tâm đồ vẫn bình thường. Đến khi trên điện tâm đồ thầy thuốc phát hiện ra nguy cơ của nhồi máu cơ tim thì thường đã trễ. Từ thiếu máu cơ tim bước đến nhồi máu cơ tim chỉ cách có vài bước, điều này khiến cả người thầy thuốc lẫn bệnh nhân trở tay không kịp.

“Lúc trước còn nghĩ thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim do tăng mỡ máu, tăng huyết áp. Nhưng đã có nhiều nghiên cứu phát hiện căn bệnh này không phải vì tăng mỡ máu, vì có đến ½ trường hợp bị nhồi máu cơ tim mà không bị tăng mỡ máu trước đó.

Tương tự, hiện nay có nhiều người không bị tăng huyết áp mà vẫn bị căn bệnh này ghé thăm, nguyên nhân là vì mạch máu bất ngờ co thắt, dòng máu chạy đang chạy ngon ơ bỗng dưng kẹt xe. Kẹt xe ở đây thường là phản ứng sai lệch do cuộc sống quá stress, nội tiết tố tham - sân - si khiến cho dòng máu bất ngờ đậm đặc, một lúc nào đó bị nghẹt lại thì dẫn đến thiếu máu cơ tim” - BS Lương Lễ Hoàng hóm hỉnh chia sẻ.

Bs. Lương Lễ Hoàng là một trong những chuyên gia tim mạch được nhiều người bệnh tim mạch tin tưởng

Hiệu quả của sản phẩm không hẳn cứ phải là hàm lượng cao hay nhiều thành phần

Quan điểm sai lầm nhưng nhiều người hay mắc phải đó là chọn các loại thuốc có hoạt chất sinh học, các dược chất thiên nhiên chứa càng nhiều dược liệu, hàm lượng cực cao càng tốt.

BS Hoàng ví von, đến món ăn ngon cũng phải cần thành phần cân đối về nguyên liệu và gia vị. Làm thuốc thậm chí cón phải gắt gao hơn thế vì sai một ly bệnh nhân đi vài dặm đến… “nghĩa địa”.

Tác dụng hiệu quả và nhất là an toàn không tùy thuộc vào hàm lượng phải cực cao. Dùng thuốc như dụng binh, quan trọng là “sau đúng thầy, phải đúng thuốc”. Không hẳn phải lượng cao mới tác dụng, nhiều khi vì quá cao mà gây hại khi dùng dài lâu vì gánh nặng trên các cơ quan trọng yếu cho nhiệm vụ xử lý chất lạ và thanh lọc cơ thể như lá gan, trái thận, khung ruột…

Khi dùng hoạt chất sinh học hoặc các dược chất thiên nhiên, quan trọng nhất thành phẩm đã được xác minh tác dụng hay chưa, theo tiêu chí khách quan của y học hiện đại, nghĩa là hàm lượng phải được nghiên cứu cẩn trọng trên thực nghiệm và lâm sàng để đi đến liều lượng theo đúng tiêu chí khởi động nhanh, ổn định tác dụng và không phản ứng phụ khi dùng dài lâu. Một thành phẩm trợ tim mạch chắc chắn không thể chỉ dùng ngày một ngày hai.

Nếu tân dược được tính chính xác từng mg theo từng kilogram cơ thể thì Đông dược cũng phải được cân đo chi ly để hàm lượng trong thành phần không là chỉ số phòng đoán, hay thậm chí thổi phồng cường điệu. Thuốc tốt không chỉ là thuốc hay mà nó còn phải an toàn.

Bệnh tim mạch: Đừng để nước đến chân mới nhảy!

Bệnh tim mạch cần được phát hiện sớm và tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Theo BS Hoàng, sai lầm lớn nhất của nhiều người bệnh mắc bệnh tim mạch là dùng thuốc thấy khỏe rồi ngưng. Hiện nay có nhiều nghiên cứu cho thấy khi đột quỵ xảy ra, trong đó gần phân nửa bệnh nhân đã điều trị ổn định nhưng quyết định ngưng thuốc hoặc có những tin đồn thuốc hóa chất có tác dụng phụ.

“Thực tế, tự ý sử dụng ngưng thuốc tim mạch có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao. Vì vậy người bệnh không được tự ý ngưng thuốc, không sửa đổi thuốc, nếu không thì phải có chỉ định cuả bác sĩ điều trị.

Bên cạnh việc dùng thuốc tân dược điều trị thì các loại thuốc có hoạt chất sinh học, các dược chất thiên nhiên cũng có nhiệm vụ quan trọng không kém. Mục tiêu của nó không phải để thay thế mà dùng để hỗ trợ, giúp thuốc hóa chất ít tác dụng phụ nhưng vẫn có hiệu quả như mong muốn, ít độc tính, ít phải lệ thuộc thuốc” - BS Hoàng cho biết.

Đối với bệnh tim mạch, thay vì đợi nước đến chân để rồi nhảy không kịp, giải pháp sẽ đơn giản hơn nhiều nếu cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân đừng quên một nguyên tắc được thầy thuốc Đông Y đặt lên hàng đầu. Đó là chữa bệnh ngay khi bệnh chưa phát!

Như vậy, chữa bệnh tim không phải đợi khi có dấu hiệu rõ rệt, đó là lý do nhiều thầy thuốc quay trở về với hoạt chất sinh hoạt chất, dược liệu thiên nhiên để đón đầu, bọc lót, che kín điểm hở sườn.

Điều quan trọng là làm sao để mạch máu dẻo, cơ tim co chậm, hòa hoãn, co cú nào đáng cú nấy, dòng máu giữ được độ loãng lý tưởng để đừng chảy quá chậm. Vì nếu quá chậm thì những chất như mỡ máu, tiểu cầu, sợi đông huyết sẽ có cơ hội tìm thấy chỗ trú ẩn trên thành mạch máu để tấp vào, hòa quyện với nhau trở thành mảng xơ vữa, ban đầu có thể nhỏ li ti nhưng sau thành mảng lớn khiến hệ thống mạch máu đang dẻo dai bỗng nhiên mất tính đàn hồi, khi đó bệnh đã gõ cửa.

Hơn nữa, việc tầm soát bệnh tim định kỳ, cụ thể là tình trạng thiểu năng mạch vành, chính là biện pháp hữu hiệu nhất cho mục tiêu phòng ngừa, nhất là khi nạn nhân thuộc nhóm ít vận động và có chế độ dinh dưỡng nhiều chất đạm và béo gốc động vật.

TPBVSK Ích Tâm Khang - Hỗ trợ tăng cường chức năng tim cho người bệnh tim mạch

Thu Hà

Tin nổi bật