Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đóng bảo hiểm y tế 5 năm liền: Quyền lợi không ngờ cho bệnh nhân

(DS&PL) -

Bà Nguyễn Thị Thu, Phó Giám đốc Cơ quan Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, đã giải thích những quyền lợi của người đóng BHYT liên tục không đứt quãng trong 5 năm.

Bà Nguyễn Thị Thu, Phó Giám đốc Cơ quan Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, đã giải thích những quyền lợi của người đóng BHYT liên tục không đứt quãng trong 5 năm.

Trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của Cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có một dòng chữ: “Thời điểm đủ 5 năm liên tục: Từ...”. Nhưng ít người để ý tới cũng như chưa hiểu rõ tác dụng của nó. Đây là là một ưu đãi về chi phí khám chữa bệnh mà nhiều người đã vô tình bỏ qua.

Bà Nguyễn Thị Thu, Phó Giám đốc Cơ quan Bảo hiểm Xã hội TP.HCM.

Theo bà Nguyễn Thị Thu, Phó Giám đốc Cơ quan Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, thì quy định “đủ 5 năm liên tục” này được tính kể từ ngày 1/1/2015 khi Luật Bảo hiểm Y tế sửa đổi và bổ sung bắt đầu có hiệu lực. Như vậy, từ ngày 1/1/2015, người tham gia bảo hiểm y tế liên tục không bị gián đoạn quá 3 tháng được gọi là “thời gian liên tục”, và hoàn toàn không phân biệt doanh nghiệp mua hay mua tự nguyện tại hộ gia đình.

Khi đã có tham gia 5 năm liên tục và trong một năm tài chính (từ ngày 1/1 - 31/12), nếu người đóng BHYT đi thăm khám chữa bệnh, khoản chi phí đồng chi trả trong một đợt hay nhiều đợt điều trị phải bỏ ra (20%) quá 6 tháng lương cơ sở (1.210.000 x 6 tháng = 7.260.000 đồng), những lần khám sau, người tham gia BHYT mới không phải đóng và được quỹ BHYT chi trả 100%. Và đến năm tài chính sau được quay lại tính tiếp như vậy.

Để được hưởng quyền lợi như vậy, người đóng BHYT cần phải"

1. Tham gia mua BHYT trong thời gian 5 năm liên tục.

2. Khi số tiền cùng chi trả chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến trong năm vượt quá 6 tháng lương cơ sở cần liên hệ với nơi cấp thẻ để được cấp “Giấy chứng nhận miễn đồng chi trả trong năm” và được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh BHYT cho các lần khám chữa bệnh tiếp theo.

Thật ra, đúng trên tinh thần, các bệnh viện phải tra cứu nhưng hiện nay, dữ liệu của người đi khám chữa bệnh giữa các bệnh viện chưa liên thông nhau. Thành ra, tự người đóng BHYT phải kiểm soát điều đó hoặc một lần nào điều trị mà mình bỏ ra một lần số 20% đó vượt quá 6 tháng lương cơ sở, bệnh viện sẽ thông tin ngay lập tức. Chứ nếu chúng ta cứ đi khám lặt vặt, khó lòng thống kê được các khoản chi trả khám chữa bệnh.

Ví dụ, như hôm nay, người đóng BHYT đi khám BV. Nhân dân 115 theo quy định KCB ban đầu. Mà hiện nay đã được thông tuyến, nên 1, 2 tháng sau, người đó đi khám bệnh viện tuyến quận vì một căn bệnh nào đó. Do dữ liệu chưa liên thông giữa các bệnh viện khó thể biết được cô này trong năm nay đến thời điểm này đã đi khám ở những đâu, chi trả bao nhiêu, đã trên 6 tháng lương cơ sở chưa?

Tóm lại, dòng chữ “đủ 5 năm liên tục” phát huy tác dụng khi mình rơi vào bệnh điều trị kỹ thuật cao, ví dụ chi phí cho một cuộc mổ xẻ có thể vượt quá 7.260.000 đồng. Còn những lần khám chữa bệnh sau, BHYT sẽ chi trả toàn bộ.

Minh Minh (T/h)

Tin nổi bật