Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao Tết cổ truyền của người Việt lại rơi vào mùa xuân chưa? So với mùa Hạ nắng gắt, mùa Đông lạnh lẽo và mùa Thu với tiết trời có phần ẩm ướt, Xuân đến luôn cho con người ta cảm giác mới mẻ và ngập tràn sức sống. Không hề ngoa khi nói đây là mùa của hi vọng, mùa của những hoài bão khát khao cho cả một năm mới.
Lấy ngày Tết cổ truyền rơi vào lúc đất trời rục rịch chồi non biếc lộc, khi những cánh én tự khi nào đã kéo nhau thành đàn từ phương Bắc lạnh lẽo về với trời Nam tràn ánh nắng, chở trên mình những mong ước tốt đẹp nhất… Đó là ý nghĩa của ngày Tết - của sự trở về và đoàn tụ bên mâm cơm gia đình, vì dẫu sao “Con hay la cà nhưng cơm nhà là nhất”.
Hình ảnh đặc trưng trong Tết cổ truyền của người Việt – Ảnh: Xomnhiepanh |
Tết trong mắt trẻ thơ là bánh kẹo, là tiền lì xì được gói trong những phong bao đỏ chói may mắn. Tết còn là dịp được xúng xính trên mình những bộ quần áo đẹp nhất, được cùng nhau rong ruổi khắp chốn mà không phải lo lắng chuyện học hành bài vở. Tết trong mắt người trẻ là những hoài bão, khát khao về những cột mốc cần đạt được trong năm mới. Tết của người lớn có lẽ là dịp tạm quên đi gánh nặng cơm áo gạo tiền bộn bề trong nhịp mưu sinh thường nhật. Tết của người già là sự bình yên nhìn lại một thời tuổi trẻ đã qua rồi nhoẻn nụ cười trên môi khi nhớ về những bồng bột một thời, về câu chuyện tình yêu ngày ấy. Tết trong mắt những cặp tình nhân là phút giây mặn nồng bên nhau cùng lời yêu phát ra tự nhiên đến nhẹ nhàng. Là Tết trong tất cả chúng ta.
Thịt mỡ dưa hành đậm tình bên mâm cơm gia đình ngày Tết. |
Liệu còn mùi vị nào của Tết mà con người ta đang quên lãng?
Tết cứ thế lớn dần trong tâm hồn mỗi người, cùng sự tuyến tính của thời gian, con người ta biết rằng có những điều qua đi sẽ không bao giờ lấy lại được. Tết cứ trôi, sau những vui cười và câu nói chúc tụng nhau ngày lễ, bất giác quay lưng nhìn lại, dáng mẹ cha đã gầy đi đôi chút, tóc đã vấn những sợi bạc. Màu của thời gian không biết tự lúc nào in hằn lên khuôn mặt thân thương ấy những vết chân chim khó phai nhòa nơi khóe mắt. Ta chợt nhớ về những câu phát âm bập bẹ còn chưa sõi “Con yêu mẹ”, “Con thương ba” thuở còn lên 3 lên 4, khi bàn tay cha mẹ là người đã dìu ta đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Và rồi bản thân tự vấn về định nghĩa của “yêu thương”.
Nói lời yêu thương mẹ cha khi còn có thể - Ảnh: Tumblr |
Vẫn nhớ những ngày mè nheo mẹ mua thứ này thứ kia, mẹ luôn là người kĩ lưỡng đi theo nhắc nhở từng li từng tí dù là thứ nhỏ nhặt. Lớn rồi mới bỗng “À” lên tiếng “Mẹ hay càm ràm nhưng vì con tất cả”. Thế mới biết có những thứ tình cảm không bao giờ sờ nắm được, cũng chẳng khi nào nhìn thấy, nhưng không hiểu sao luôn khiến bản thân ấm áp. Đó là tình yêu vô điều kiện mà chúng ta vẫn thường mặc nhiên nghĩ rằng ai ai cũng sẽ được hưởng. 1 năm, 5 năm, 10 năm… hay bao nhiêu năm rồi, trong sự sum vầy ngày Tết, bạn chưa ôm chầm lấy mẹ cha và cất lời yêu thương như những ngày còn bập bẹ câu nói đầu tiên…
Nụ cười mẹ cha trước những yêu thương, sao bạn không thử? - Ảnh: Sưu tầm |
Phong vị đủ đầy của Tết đến từ những lời yêu thương
Bởi thế nên, ta không khỏi cảm động trước một ông cụ 85 tuổi nói lời yêu thương của mình đến người mẹ đã 113 tuổi, khi được Vinacafé ghi âm chuyển hộ lời muốn nói. Càng trưởng thành, con người ta càng kiệm những lời yêu thương gửi đến mẹ cha, ngập ngừng trong việc giãi bày những suy nghĩ lâu nay còn e thẹn giấu trong lòng hoặc đã có lúc lãng quên.
Nhân gian vốn dĩ vô thường, có những việc nếu không làm sẽ có lúc tiếc nuối, cũng có những chuyện không bao giờ là muộn nếu điều đó mang lại niềm vui và sự ấm áp cho người khác, nhất là cho những người mình rất mực thương yêu. Tết Ất Mùi này, trao tay mẹ cha những chiếc cốc yêu thương đến từ Vinacafé cùng lời nói “Con yêu cha, con yêu mẹ” tưởng như giản đơn nhưng chứa đựng phong vị đủ đầy của ngày Tết nhé!