Theo Avia-Pro, sau khi các cây cầu chính bắc qua sông Seim bị vô hiệu hóa do pháo kích, quân đội Nga buộc phải nhanh chóng thiết lập các cầu phao nhằm đảm bảo các tuyến giao thông, cũng như hậu cần trong khu vực chiến lược quan trọng này.
Hiểu được vai trò của các cầu phao trong việc duy trì khả năng chiến đấu của quân đội Nga theo hướng này, phía Ukraine tiếp tục triển khai các nỗ lực nhằm phá hủy chúng. Được biết, quân đội Ukraine hiện đang sử dụng nhiều loại vũ khí tấn công, bao gồm pháo binh, tên lửa, máy bay không người lái (UAV) để tấn công các bến phao.
Trong khi Ukraine tiếp tục dồn lực vào Kursk, quân đội Nga đã giành được quyền kiểm soát hoàn toàn thị trấn New York ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk. Thị trấn này từ nhiều tháng qua đã được Ukraine biến thành một pháo đài lớn.
Quân đội Nga đã giành được quyền kiểm soát hoàn toàn thị trấn New York ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk. Ảnh minh họa: Topwar
Hồi tháng 6/2024, quân đội Nga tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn vào thị trấn New York và khu vực lân cận Toretsk, một cụm chủ yếu là các thị trấn công nghiệp với Toretsk ở trung tâm, như một phần của cuộc tấn công liên tục tại Donbass.
Theo các báo cáo của phương tiện truyền thông Nga, tới đầu tháng 7/2024, các lực lượng của Moscow giành được quyền kiểm soát trung tâm thị trấn, trong khi đẩy quân đội Ukraine về ngoại ô phía Bắc. Hiện tại, phần phía Bắc của thị trấn cũng đã thuộc sự kiểm soát của Nga.
Việc giành quyền kiểm soát thị trấn New York mở ra một con đường đến Toretsk, một thành trì lớn khác của Ukraine ở Donbass. Cả hai thị trấn này đều được quân đội Ukraine củng cố mạnh mẽ kể từ giao tranh nổ ra.
New York và Toretsk đều nằm cách Gorlovka, một thị trấn ở Donbass, chưa đầy 20 km. Do đó, Ukraine đã biến các thị trấn này thành một phần của tuyến phòng thủ quan trọng. Gorlovka thường xuyên phải hứng chịu pháo kích trong những năm trước khi xung đột giữa Nga và Ukraine bùng phát vào năm 2022.
Theo RT, thị trấn New York được thành lập vào thế kỷ XIX, đến nay nguồn gốc tên gọi của thị trấn này vẫn chưa rõ ràng. Một số báo cáo trên phương tiện truyền thông cho rằng, tên gọi có liên quan đến những cư dân đầu tiên của thị trấn – những người theo đạo Mennonite của Đức.
Các báo cáo khác lại cho rằng, một sĩ quan Nga đã nghỉ hưu đã quyết định đặt tên khu điền trang của mình theo tên thành phố nổi tiếng của Mỹ.
Vào năm 1951, chính quyền Liên Xô đổi tên thị trấn này thành Novgorodskoye, theo nghĩa đen là “Thành phố mới” trong tiếng Nga. Tới năm 2021, quốc hội Ukraine đã khôi phục lại tên gọi New York.