Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đổi tiền lẻ dịp giáp Tết: Chợ đen giá "cắt cổ"

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Hiện nay trên thị trường chợ đen, hoạt động đổi tiền lẻ đang vào mùa "chín". Tuy nhiên, đổi được tiền lẻ rất dễ..., nhưng phải chịu với giá cắt cổ.

(ĐSPL) - Hiện nay, trên thị trường chợ đen, việc đổi tiền lẻ đang diễn ra rầm rộ. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hoạt động này đang vào mùa "chín". Tuy nhiên, đổi được tiền lẻ rất dễ..., nhưng phải chịu với giá cắt cổ.

Trong khi đó, các ngân hàng lại rất dè dặt. Đây chính là cơ hội cho các điểm đổi tiền trên thị trường chợ đen làm ăn và thu phí với mức... cắt cổ.

Có đủ loại tiền lẻ trên thị trường chợ đen.

Tung tin khan hiếm... để "chém đẹp"

Để thử đổi tiền lẻ từ Ngân hàng, chúng tôi liên hệ với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, thì được đại diện cơ quan này cho biết, người dân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đổi tiền, thì đến các ngân hàng có mở tài khoản để được đổi tiền lẻ, còn Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện việc đổi tiền lẻ cho các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, để đổi được tiền lẻ tại các Ngân hàng không hề dễ. "Nếu qua Ngân hàng thì cần mối quan hệ, và thường thì khách hàng VIP mới được ưu tiên, đặc biệt không đổi được ngay mà cần chờ đến ngày giáp Tết (26, 27 Tết).

Thậm chí, chi nhánh của ngân hàng cũng không dám chắc có thể đổi được, vì họ không có quyền quyết định (tiền lẻ do Ngân hàng Nhà nước cấp xuống)", Lê Hoa, một người chuyên nhận đổi tiền lẻ thuyết phục PV.

Đồng thời, để hiểu rõ hơn, chúng tôi tìm đến chi nhánh Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) trên đường Lê Ngô Cát, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng TMCP Đông Á trên đường Nguyễn Đình Chiểu (cùng ở quận 3) để đổi tiền lẻ.

Tuy nhiên, các nhân viên ở đây cho biết, không có tiền lẻ để đổi. Thậm chí, nhân viên chi nhánh ngân hàng Đông Á còn than, không có tiền lẻ để trả cho khách lấy đâu ra mà đổi.

Chính những khó khăn này lại là cơ hội cho các điểm mua bán, trao đổi tiền lẻ chém đẹp. Theo ghi nhận của PV, hiện nay, trên thị trường chợ đen, giá đổi tiền đang dao động từ 10 - 30\%, tùy loại tiền, mệnh giá tiền và số lượng.

Lê Văn Tài, người chuyên đổi tiền lẻ tại quận Bình Tân cho biết, việc đổi tiền đã vào mùa. Thời điểm này, nếu đổi các mệnh giá 1.000, 2.000, 5.000... phí dao động từ 8 - 12\%.

Mức phí đổi tiền lẻ với giá cao ngất.

"Bên em cam kết tiền mới 100\%, xấp liền seris. Chỗ em là có phí thấp nhất rồi", Tài nói. Thanh niên này cũng cho biết thêm, để được hưởng 8\% thì phải đổi trên 8 triệu đồng, mức phí 12\% dành cho những giao dịch từ 1 - 3 triệu đồng.

Còn Trung "hí", chuyên đổi tiền lẻ tại quận Bình Thạnh lại "nổ": "Nguồn tiền lẻ các mệnh giá nhỏ, đặc biệt là 500, 10.000, 20.000 đồng năm nay khá khan hiếm. Do vậy, nếu anh có nhu cầu thì đổi sớm, tránh đổi các ngày cận tết phí tăng cao".

Ngăn chặn đổi tiền lẻ ăn chênh lệch

Được biết, bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản đề nghị các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát, không để dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng phí chênh lệch tồn tại trong khuôn viên di tích và lễ hội. Đồng thời, vận động, hướng dẫn du khách khắc phục tình trạng sử dụng tùy tiện đồng tiền Việt Nam (đặc biệt là tiền mệnh giá nhỏ) và tiền quốc tế (nếu có) trong các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội.

Hiện tại, điểm đổi tiền của Trung có mức giá rất cao. Theo đó, các mệnh giá 1.000, 2.000 đồng, nếu đổi dưới 3 triệu đồng thì có mức phí là 14\%, trên 3 triệu là 12\%. Các loại tiền có mệnh giá lớn hơn có mức phí dao động từ 8 - 10\%.

Đặc biệt, riêng tờ 500 đồng, được cho là "khan hiếm" có mức phí đổi cắt cổ, lên đến 70\%. Bên cạnh đó, giá đổi USD cũng không dễ thở chút nào. Đồng 1 USD nếu mua số lượng dưới 30 tờ, có giá 28 ngàn đồng/tờ, trên 50 tờ thì phải thỏa thuận.

Đặc biệt, nếu mua đồng 2 USD nguyên tệp 100 tờ, cùng seris thì có mức giá khá cao, 48 ngàn đồng/tờ. Mua lẻ là 50 ngàn đồng/tờ. Còn đồng 5 USD là 140 ngàn đồng/tờ.

Để thu hút khách hàng, không ít điểm đổi tiền cũng tung ra các chiêu trò quảng cáo, rao "khan hiếm" hàng và các chương trình khuyến mãi khá hấp dẫn.

Điển hình như Trung quảng cáo: "Với số lượng 2 triệu đồng, tiền đổi loại mệnh giá từ 5.000 đồng trở xuống, khách sẽ được tặng kèm một tờ 2 USD mạ vàng mang số seris đẹp - 68 may mắn".

Ngoài mua nguyên tệp có cùng số seris, thì các điểm bán tiền lẻ còn tung chiêu mua số seris đẹp, được cho là may mắn để làm giá. "Nếu mua đồng 2 USD có số seris là 1976 sẽ có giá lên tới 180 ngàn đồng/tờ", Trung cho biết. Bên cạnh các chiêu trò đó, nhiều đối tượng còn tung "hỏa mù" nhằm khiến người mua như đang ở trong tình cảnh "nước đến chân". Nghĩa là không đổi tiền trong thời điểm này, thì sẽ không bao giờ đổi được.

Nguồn tiền từ đâu ra?

Dù các ngân hàng kêu khó khăn trong việc cung ứng nguồn tiền lẻ, nhưng các điểm đổi tiền trên thị trường chợ đen vẫn có đầy đủ nguồn cung. Liên hệ với Trung thì được biết, hàng nào cũng có. Chỉ trừ loại tiền có mệnh giá 500 đồng là hơi hiếm, nhưng vẫn có thể xoay được.

Nếu 1-2 triệu thì vô tư, còn đổi nhiều hơn thì phải báo trước. Khi được hỏi vì sao phí đắt thế, Trung nói: "Anh cứ tham khảo các trang mạng, các điểm khác đi rồi gọi lại cho em. Năm nay, tiền mệnh giá 500 đồng phải nói là rất hiếm. Còn các mệnh giá 1.000, 2.000, 5.000... thì bao nhiêu cũng có".

Khi chúng tôi hỏi, đây có phải là tiền mới 100\%, Trung quả quyết, đảm bảo mới 100\%, nguyên tệp, cùng số seris. "Làm sao có được nguồn tiền này?", PV thắc mắc. Trung "tiết lộ": "Em đổi tiền mấy năm nay rồi, có người nhà làm ở kho bạc nên mới lấy ra được, chứ chỗ khác đâu có".

Tương tự khi hỏi về tiền 500 đồng, một người đổi tiền tên Tuấn trên đường Trần Huy Liệu (quận Phú Nhuận) cho biết, nếu đổi các mệnh giá 1.000, 2.000, 5.000... thì sẽ có mức phí dao động từ 10 - 12\%".

"Tuy nhiên, riêng đồng 500 thì mức phí khác". Chúng tôi hỏi khác như thế nào, Tuấn cho biết, nếu mua một bó (một ngàn tờ tương đương 500 ngàn đồng) loại mệnh giá 500 đồng thì phải trả số tiền 850 ngàn đồng (phí 70\%)?!

Nói về tình trạng này, luật sư Nguyễn Đăng Liêm, Trưởng văn phòng Luật sư Quang Trung, đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, việc mua bán, trao đổi tiền, đặc biệt là ngoại tệ phải được Ngân hàng Nhà nước cho phép (theo Luật Ngân hàng).

Trên thực tế thì việc mua bán, thu đổi ngoại tệ vẫn diễn ra tràn lan trên thị trường thời gian qua. Còn việc mua bán tiền trong dịp Tết vẫn diễn ra nhưng không ai quản lý. Hiện nay, nếu bị phát hiện thì sẽ bị tịch thu, xử phạt theo quy định của pháp luật.                                    

Ngày 22/1, trao đổi với báo giới về việc đáp ứng tiền mặt trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: "Từ năm 2013, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu thực hiện chủ trương không in loại tiền mới mệnh giá 500 đồng vào dịp Tết.

Năm 2014, tiền mới hai loại mệnh giá 1.000 và 2.000 đồng cũng không được đưa ra trong dịp Tết. Dịp Tết năm nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục không in và đưa vào lưu thông tờ 5.000 đồng mới.

Mục đích của việc không phát hành tiền mới loại mệnh giá nhỏ nhằm hạn chế việc sử dụng trong hoạt động văn hóa, tín ngưỡng. Bởi có một lượng tiền mới mệnh giá nhỏ được sử dụng không hợp lý tại các lễ hội, đền chùa...".

Tin nổi bật