Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đối đầu với "mưa tên lửa", hệ thống Vòm Sắt của Israel hoạt động như nào?

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Israel sở hữu một mạng lưới phòng không nhiều lớp được liên kết bởi hệ thống điều khiển trung tâm, có khả năng chặn các loại tên lửa, đạn đạo.

Trong đợt tấn công vào Israel hôm 1/10, Iran đã bắn ít nhất 180 tên lửa vào khu vực trung tâm và miền Nam Israel.  Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cho biết họ đã lần đầu sử dụng tên lửa siêu vượt âm Fattah 1 trong đợt không kích lần này.

Lực lượng này cũng tuyên bố rằng 90% số tên lửa họ bắn ra đã trúng mục tiêu xác định trước. Một số nguồn tin của IRGC nói với truyền thông Iran rằng họ đã nhắm vào ba căn cứ quân sự của Israel trong cuộc tấn công.

Trong khi đó, Người phát ngôn quân đội Israel (IDF) cho biết IDF đã đánh chặn một số lượng lớn tên lửa do Iran bắn vào nước này trong ngày 1/10

Phát ngôn viên, Chuẩn đô đốc Daniel Hagari khẳng định: “Chúng tôi đã thực hiện một số lượng lớn các đợt đánh chặn. Đã có một vài loạt không kích đánh trúng vào trung tâm và các khu vực khác ở phía nam đất nước”.

Mưa tên lửa của Iran trút xuống Israel vào ngày 1/10. Video: RT

Đồng minh lớn nhất của Israel là Mỹ cũng lên tiếng cho rằng cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Iran vào Israel đã “bị đánh bại và không hiệu quả.”

Nói chuyện với báo giới, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan khẳng định: “Dựa trên những gì chúng tôi biết tại thời điểm này, cuộc tấn công này có vẻ đã bị đánh bại và không hiệu quả”.

Hệ thống phòng không nhiều lớp

Tiến sĩ Yehoshua Kalisky, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia ở Tel Aviv cho biết, Israel đã cải thiện hệ thống phòng không của mình kể từ khi hứng chịu loạt tên lửa Scud của Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

Điều này đã tạo ra một mạng lưới phòng không nhiều lớp được liên kết bởi các nút điều khiển trung tâm.

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel.

Các lớp bên ngoài là hệ thống Arrow-2 và Arrow-3, được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo được bắn từ khoảng cách hàng ngàn km. Arrow-2 được tối ưu hóa để phá hủy tên lửa trong khí quyển, trong khi Arrow-3 có thể bắn hạ chúng khi chúng đang lướt trên không gian. Cả hai đều nhằm mục đích giảm thiểu những thiệt hại trên mặt đất.

David's Sling cung cấp lớp bảo vệ ở giữa, và được thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn được phóng đi từ khoảng cách 100km đến 200km (62 đến 124 dặm). Được phát triển và sản xuất chung bởi Rafael Advanced Defense Systems của Israel và Raytheon Co của Mỹ, David's Sling cũng có thể đánh chặn máy bay, máy bay không người lái và tên lửa hành trình.

Vòng bảo vệ cuối cùng đến từ hệ thống phòng không nổi tiếng và được sử dụng nhiều nhất của Israel: Iron Dome tầm ngắn, được tối ưu hóa để tiêu diệt các mục tiêu nhỏ, chậm và không có hệ thống dẫn đường như tên lửa tầm ngắn và máy bay không người lái.

Iron Dome có gì đặc biệt?

Iron Dome được xây dựng để đánh chặn loại tên lửa công nghệ thấp do phong trào Hồi giáo Palestine Hamas bắn ở Gaza. Được phát triển bởi Rafael Advanced Defense Systems thuộc sở hữu nhà nước với sự hậu thuẫn của Mỹ, hệ thống này đã đi vào hoạt động vào năm 2011.

Mỗi hệ thống Iron Dome được kéo bằng xe tải, sử dụng tên lửa dẫn đường bằng radar chống lại các mối đe dọa tầm ngắn như tên lửa, súng cối và máy bay không người lái.

Hệ thống Iron Dome - Vòm Sắt của Israel.

Một phần quan trọng của Iron Dome là khả năng của hệ thống điều khiển trong việc phân biệt mục tiêu nào đang bay tới gây ra mối đe dọa. Nếu tên lửa của đối phương hạ cánh vô hại - chẳng hạn như ở khu vực không có người ở hoặc trên biển - thì nó sẽ không bị đánh chặn. Điều đó khiến nó trở nên lý tưởng cho các tình huống "bão hòa”, khi kẻ thù cố gắng bắn quá nhiều tên lửa đến mức không phải tất cả đều có thể bị bắn hạ, ông Uzi Rubin, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Chiến lược và An ninh Jerusalem cho biết.

"Hệ thống radar và quản lý chiến đấu của Iron Dome được thiết kế để xử lý một số lượng lớn mục tiêu cùng một lúc", ông Rubin cho biết. "Mỗi bệ phóng có thể bắn hết 20 tên lửa đánh chặn trong vòng 10 giây hoặc lâu hơn".

Khi Hamas bắt đầu tấn công Israel vào tháng 10/2023, họ đã bắn hàng nghìn tên lửa vào Israel, với tỷ lệ đánh chặn được báo cáo là khoảng 90%.

Rafael cho biết trong suốt quá trình hoạt động, Iron Dome đã đánh chặn được hàng ngàn mục tiêu.

Công ty cho biết họ đã cung cấp hai hệ thống Iron Dome cho Quân đội Mỹ vào năm 2020. Ukraine đang tìm kiếm hệ thống này để bảo vệ các thành phố trong cuộc xung đột với Nga, nhưng cho đến nay, Israel chỉ cung cấp cho Kyiv hỗ trợ nhân đạo và vật tư phòng thủ dân sự.

Iron Dome hoạt động như nào?

 

Israel không công bố số lượng tên lửa đánh chặn Tamir mà nước này sản xuất hoặc dự trữ. Nước này cũng không tiết lộ số lượng tên lửa được bắn bởi hệ thống phòng không của mình, song ông Kalisky cho biết Iron Dome được thiết kế để bắn hai tên lửa vào mỗi mục tiêu.

Iron Dome ban đầu được quảng cáo là có khả năng bảo vệ toàn thành phố khỏi các tên lửa có tầm bắn từ 4 đến 70 km (2,5 đến 43 dặm), nhưng các chuyên gia cho biết khả năng này đã được mở rộng khi hệ thống được cải thiện theo thời gian.

Các hệ thống này hoạt động để tạo ra một không gian bảo vệ phía trên các thị trấn và khu định cư của Israel. Bất kỳ vật thể bay nào được xác định là mối đe dọa đều có thể bị nhắm mục tiêu.

Ông Panda cho biết các lớp phòng thủ và việc sử dụng các hệ thống được thiết kế riêng cho tình hình cụ thể của Israel khiến Iron Dome trở nên đặc biệt hiệu quả.

"Tôi nghĩ Israel có giải pháp phòng thủ tên lửa hiệu quả nhất đối với các mối đe dọa mà họ phải đối mặt với tư cách là một quốc gia", ông Panda nói.

 

Tin nổi bật