Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Độc lạ Bến Tre: Gia đình 45 thành viên "chất chơi" du xuân tự túc, mang cả "vựa" đồ ăn theo!

  • Thùy Dung (t/h)
(DS&PL) -

Chuyến đi chùa đầu năm của gia đình chị Thanh Phấn, Bến Tre chuẩn bị rất chu đáo gồm 4 kg bún, 150 ổ bánh mì, 10 con vịt, 15 con gà để cả nhà có thể tự nấu ăn.

Mới đây, video ghi lại khoảnh khắc đại gia đình hàng chục người ở Bến Tre đi du lịch theo cách đặc biệt được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội đã lập tức gây chú ý.

Theo đó, nhóm du khách này thuê nguyên chiếc xe khách to với yêu cầu cốp phải thật rộng để chứa đủ thực phẩm cho mọi người tự nấu nướng, sử dụng trong mấy ngày du xuân.

Khi đến điểm dừng chân nghỉ trưa, họ dựng bếp, bày biện nguyên liệu, tự chế biến và ăn uống ngay tại chỗ.

“Sáng đói có bánh mì, trưa đến tìm nơi nghỉ chân uống nước rồi tranh thủ trải bạt, dựng bếp, xào nấu và nhập cuộc. Đây mới là một bữa thôi ạ. Nhà em mọi người lo đủ thực phẩm để ăn cả ngày trong suốt thời gian đi chơi”, chủ nhân đoạn video giới thiệu.

Gia đình chị Thanh Phấn trải bạt ăn dọc đường. Ảnh: Tạp chí Tri Thức.

Phía dưới bài đăng, nhiều ý kiến tranh cãi xuất hiện. Bên cạnh những bình luận bày tỏ sự thích thú, ủng hộ thì cũng có không ít quan điểm cho rằng, du lịch là dịp để mọi người nghỉ ngơi, tận hưởng ẩm thực và cảnh quan, không nên tốn thời gian dọn dẹp, nấu nướng.

Chia sẻ trên VietNamNet, chị Thanh Phấn (30 tuổi, Bến Tre) cho biết, những video gây “bão” mạng được quay khi “đại gia đình” chị đi lễ Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc (An Giang), vào ngày 15-16/1 âm lịch vừa qua.

Chuyến đi được gia đình chị Phấn đài thọ toàn bộ chi phí. Ngoài gia đình, họ hàng 2 bên nội ngoại của chị còn có cả bà con hàng xóm và một số khách hàng thân quen, tổng cộng là 45 người.

“Hằng năm, gia đình mình đều tài trợ toàn bộ chi phí để tổ chức cho mọi người đi lễ kết hợp du xuân ở An Giang. Vì số lượng có hạn nên mỗi gia đình được đăng ký 2 người. Truyền thống này đã được duy trì từ thời bố mẹ mình đến nay, được khoảng 20 năm”, chị Phấn kể.

Được biết, để đảm bảo khẩu phần cho 45 người, từ chiều hôm trước, 4-5 người trong gia đình chị Phấn đã tất bật chuẩn bị thực phẩm như làm thịt gà, vịt, riêng lạp xưởng được chuẩn bị trước một tuần.

Gia đình chị Thanh Phấn chuẩn bị đồ ăn để ăn dọc đường. Ảnh: VietNamNet.

"Nhà tôi làm 40 cái lạp xưởng, thịt cá khô các loại. Hôm đi, chúng tôi mua 4 kg bún, 150 ổ bánh mì, 10 con vịt, 15 con gà, một con heo quay để cúng ở Miếu Bà", chị Phấn cho biết.

Nói về những tranh cãi trên mạng xã hội, chị Phấn cho biết, bản thân có chút buồn nhưng không quá để tâm.

"Có thể nhiều người không hiểu vì họ chưa đi kiểu như vậy bao giờ, nhưng tất cả thành viên đoàn chúng tôi đều rất vui, gắn bó thêm tình cảm. Người ta có thể hiểu nhầm là chúng tôi "keo kiệt", muốn tự mang đồ để tiết kiệm nhưng thực tế số tiền tự làm đồ ăn còn nhiều hơn khi vào quán", chị nói, cho biết số tiền chi cho ăn uống trong chuyến này khoảng 60-70 triệu đồng.

Theo chị Thanh Phấn, việc du xuân của đại gia đình đã duy trì nhiều năm nay. Ảnh: VietNamNet.

Chị cũng giải thích đây là chuyến du lịch tâm linh nên không tập trung vào ăn uống đặc sản. Trên đường đi, các quán chủ yếu cũng chỉ có các món quen thuộc như bún cá, bún mắm, cơm, hủ tíu... nên không có gì mới lạ để trải nghiệm.

Bên cạnh đó, hình ảnh đại gia đình dựng bếp và nấu nướng bằng bếp ga khi đến trạm dừng chân khiến dân mạng ái ngại, cho rằng việc mang theo bình ga trong gầm xe khách là nguy hiểm.

"Thực ra bình ga là nhà tôi thuê của quán quen, năm nào cũng ghé nghỉ ở đây chứ không phải mang theo trên xe", chị Phấn đính chính.

Hành lý khủng mang theo. Ảnh: Tạp chí Tri Thức.

Chị Phấn cho biết đi chùa đầu năm vào ngày rằm tháng Giêng là truyền thống của gia đình suốt 18 năm qua, và đây là năm thứ 10 chị trải nghiệm.

Chuyến đi đặc biệt mang đến nhiều niềm vui, sự gắn kết giữa người thân và cả với bà con lối xóm.

"Năm nào mọi người cũng đăng ký đi rất đông, nhưng số lượng cũng có hạn. Vì vậy, những người nào đi các năm trước đôi khi sẽ phải nhường suất cho người mới. Từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng thích thú. Như con của tôi năm nay 4 tuổi nhưng đã bắt đầu đi với gia đình từ lúc 8 tháng", chị chia sẻ trên Tạp chí Tri Thức.

Tin nổi bật