Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Doanh nhân TP.HCM: Mạnh lên để chống Trung Quốc xâm lấn

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Hơn 30 doanh nhân là các chủ doanh nghiệp tại TP.HCM đã tổ chức buổi tọa đàm để bày tỏ sự phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

(ĐSPL) - Ngày 14/5, tại Trung tâm Hội nghị Thành ủy TP.HCM, hơn 30 doanh nhân là các chủ doanh nghiệp tại TP. HCM đã tổ chức buổi tọa đàm để bày tỏ sự phản đối Trung Quốc xâm lấn biển đảo.
Buổi tọa đàm do báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Trung tâm Văn hóa doanh nhân Việt NamTổ chức kết nối thương mại toàn cầu BNI Việt Nam tổ chức.
Trong lời dẫn của mình, nhà báo Đăng Bình, Trưởng ban Doanh nhân & Pháp Luật, báo Pháp luật Việt Nam cho biết, trước tình hình Trung Quốc ngày càng ngang ngược xâm phạm chủ quyền Việt Nam, giới doanh nhân cũng rất bất bình, phẫn nộ.
Quang cảnh buổi toạ đàm của giới doanh nhân Sài Gòn.
Không manh động!
Ông Thái Vũ Hòe, Giám đốc Trung tâm Văn hóa doanh nhân Việt Nam - chi nhánh phía Nam, thay mặt các doanh nhân, ra lời kêu gọi nhà cầm quyền Trung Quốc cho rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Ông kêu gọi doanh nhân Trung Quốc gây áp lực lên nhà cầm quyền, đồng thời kêu gọi giới doanh nhân các nước trong khu vực tăng cường đoàn kết vì sự ổn định chung.
Ông Nguyễn Cảnh Nam, Chủ tịch hội Doanh nghiệp Nghệ Tĩnh, Tổng Giám đốc Công ty Thương mại Lam Hồng, cho rằng, giàn khoan Hải Dương 981 có sự yểm trợ của chính quyền Trung Quốc, chứng tỏ tình hình và sự kiện này sẽ lâu dài. “Vì vậy, chúng ta, doanh nghiệp cũng phải có những giải pháp, chương trình hành động lâu dài và không manh động”.
Giám đốc điều hành Tổ chức kết nối thương mại toàn cầu BNI Việt Nam, ông Nguyễn Kiên Trì, xúc động nói rằng, trên thế giới chỉ có Việt Nam dùng từ “đất nước” để chỉ Tổ quốc, quốc gia, lãnh thổ. “Khi nói đến Tổ quốc bị xâm phạm thì ai cũng nhói lên nỗi đau trong tim. Và nỗi đau này sẽ biến thành hành động, mỗi người theo mỗi cách riêng”, ông nói.
Và với ông, hành động của doanh nhân là phải lên tiếng nói, tuyên truyền, để mọi người, trong và cả ngoài nước, hiểu được thực tế để ủng hộ Việt Nam.
“Mấy ngày qua, khi nghe tình hình biển quê hương, máu sôi sục trong huyết quản”, doanh nhân Gia Cát Đoàn sôi nổi. “Lịch sử của ta cả ngàn năm, cho thấy ta không sợ chiến tranh nhưng không muốn có chiến tranh. Vì vậy, việc của doanh nhân là cùng các tổ chức cá nhân khác tuyên truyền cho mọi người hiểu được tình hình và việc phải làm”.
Ông cũng cho rằng, với những đối tác là Trung Quốc thì càng nên thể hiện thiện chí, không nên đối xử phân biệt, đặc biệt càng không nên manh động.
“Người dân Trung Quốc, doanh nhân Trung Quốc không có lỗi. Nếu ta cùng với họ, thì họ sẽ hiểu và ủng hộ ta, là kênh tuyên truyền ngược lại cho nhân dân Trung Quốc bên chính quốc”, ông Gia Cát Đoàn nói.
Nhiều ý kiến bày tỏ sự không hài lòng về vụ việc mới đây, một số công nhân đã manh động ở Bình Dương. “Trung Quốc chỉ chờ ta có một động thái là sẽ vu vạ để gây hấn lấn lướt. Nên, càng yêu nước thì càng phải bình tĩnh để bảo vệ nước”, thạc sĩ, doanh nhân Đỗ Thanh Năm, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Tư vấn và Hỗ trợ chiến lược Win - Win, nói.
Thạc sĩ Đỗ Thanh Năm, phát biểu đầu tiên, kể rằng ông có may mắn đến Trường Sa cách đây 3 tuần. “Khi đứng trên đảo, bạn mới thấy lòng mình rộn lên một tình yêu quê hương đất nước tha thiết”, ông xúc động. “Và bạn cũng sẽ hiểu vì sao Trung Quốc quyết tâm cướp biển đảo của ta. Đó là bởi vì biển đảo quê hương ta rất giàu đẹp”.
“Vì vậy mà, đừng làm gì manh động. Hãy làm những việc tạo ra hiệu quả. Manh động chỉ làm xấu thêm”, ông nói.
“Phải phân biệt. Không nên lẫn lộn bạn - thù”, doanh nhân Nguyễn Tấn Đạt nói.
Doanh nhân TP.HCM: Mạnh lên để chống Trung Quốc xâm lấn
Doanh nghiệp Việt Nam phải mạnh lên!
Doanh nhân Đỗ Thanh Năm cho rằng, trước vận mệnh của Tổ quốc, mỗi công dân Việt Nam đề có nhiệm vụ, mỗi người theo cách riêng của mình. Theo ông, ngoài việc hy sinh quyền lợi cá nhân, góp sức vào công cuộc bảo vệ biên giới hiện tại, thì việc nỗ lực để doanh nghiệp mạnh lên để cạnh tranh với hàng Trung Quốc cũng được xem như là một trách nhiệm của giới doanh nhân.
Hiện nay, cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc mất cân đối nghiêm trọng. Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc lên đến 30 tỷ USD/năm, là điều thực sự lo ngại. Do đó, theo các đại biểu có mặt, việc giảm chênh lệch cán cân thương mại cũng là việc cần phải làm, trong đó có sứ mệnh, trách nhiệm của doanh nghiệp.
Theo doanh nhân Nguyễn Kiên Trì, nếu tẩy chay hàng Trung Quốc chỉ ở mức độ không dùng hàng Trung Quốc thì chưa đạt được mục đích hoặc chưa chắc đã là kết quả tốt. “Các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ở Việt Nam cũng rất lớn. Họ cũng đang giải quyết việc làm cho người dân Việt Nam, nộp thuế cho Việt Nam. Do đó việc tẩy chay theo cách này cũng cần phải có cân nhắc”, ông nói.
“Tẩy chay hàng Trung Quốc không có nghĩa là kêu gọi không dùng hàng, bởi thực tế không phải như ý chí chủ quan chúng ta muốn. Hàng Trung Quốc có thế mạnh về chủng loại và giá cả. Cho nên muốn tẩy chay hàng Trung Quốc thì hàng Việt Nam phải đạt được những chất lượng và giá cả phù hợp để người Việt chuyển sang dùng hàng Việt”, thạc sĩ Đỗ Thanh Năm nói.
Doanh nhân Sài Gòn: Mạnh lên để chống Trung Quốc xâm lấn.
“Tuy nhiên, doanh nhân này cũng cho rằng, việc cạnh tranh này không hề dễ dàng. Bởi Trung Quốc luôn đầu tư quy mô lớn nên giá thành giảm. Ta muốn đạt được như vậy thì cũng phải có những kế hoạch, chiến lược, giải pháp”.  
Ông cũng cho rằng, việc này nhiệm vụ đầu tiên thuộc về doanh nghiệp: “Sứ mệnh của doanh nghiệp là lúc này đây!”.
Doanh nhân Nguyễn Xuân Nam phê phán các doanh nghiệp Việt Nam vì cái lợi trước mắt mà nhập hàng độc hại từ Trung Quốc về, là tổn hại sức khỏe dân tộc. “Ta yêu nước, trước hết yêu doanh nghiệp của mình, làm cho doanh nghiệp của mình tốt lên, chăm sóc sản phẩm mình thật tốt. Đó cũng là việc quan trọng phải làm”, ông nói.
Tại buổi tọa đàm, Ban tổ chức đưa ra lời kêu gọi “Doanh nhân Việt Nam sẵn sàng hy sinh quyền lợi của cá nhân, doanh nghiệp, góp phần cùng với người lính trên tuyến đầu bảo Tổ quốc”, bằng chương trình hành động “Vì biển đảo quê hương”. Các doanh nhân đã hưởng ứng, và ngay tại chỗ đã đăng ký được 140 triệu đồng. Nhà báo Đăng Bình cho biết, sẽ chuyển đến các đơn vị đang làm nhiệm vụ nơi biên giới hải đảo quê hương.
Tại buổi tọa đàm, Ban tổ chức phát động chương trình hành động “Vì biển đảo quê hương”. Các doanh nhân đã hưởng ứng, và ngay tại chỗ đã đăng ký được 140 triệu đồng.

Tin nổi bật