Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Doanh nghiệp Việt "dưới cơ" trong đàm phán quốc tế

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Các doanh nghiệp Việt Nam đang ở vị thế yếu trong thương mại quốc tế, vì vậy rất khó để đàm phán áp dụng luật Việt Nam....

(ĐSPL) - Các doanh nghiệp Việt Nam đang ở vị thế yếu trong thương mại quốc tế, vì vậy rất khó để đàm phán áp dụng luật Việt Nam. Việc gia nhập CISG sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt có thêm nguồn luật để viện dẫn trong đàm phán.  

Đây là ý kiến của ông Phạm Đình Thưởng, Phó vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Công thương) về vấn đề áp dụng Công ước Viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên Hợp quốc (CISG).

Ông Phạm Đình Thưởng (áo xanh), Phó vụ trưởng Vụ pháp chế Bộ Công thương. (Ảnh: Bộ Công thương)

Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, Công ước Viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán quốc tế của Liên hợp quốc là một trong những công ước quốc tế đa phương về thương mại được phổ biến và áp dụng rộng rãi nhất. Hiện nay, hầu hết các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đều là thành viên của Công ước này.

Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công Thương cũng cho biết, Việt Nam đã gia nhập CISG vào cuối tháng 12/2015 và Công ước này sẽ có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 1/1/2017. Đây là sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và sẽ đem lại những lợi ích đáng kể cho Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, bao gồm cả lợi ích kinh tế và lợi ích pháp lý.

Trả lời PV về những lợi ích của Việt Nam khi gia nhập CISG, ông Phạm Đình Thưởng, Phó vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ Công thương) cho biết, từ nay về sau các doanh nghiệp Việt Nam có một nguồn luật chung để đàm phán hợp đồng với các đối tác nước ngoài. Thay vì phải áp dụng nguồn luật của nhiều quốc gia khác nhau trong hợp tác và đàm phán.

[poll3]8[/poll3]

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang ở vị thế yếu trong thương mại quốc tế, vì vậy rất khó để đàm phán áp dụng luật Việt Nam. Việc gia nhập CISG sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp Việt có thêm nguồn luật để viện dẫn trong đàm phán.  

Phó vụ trưởng Vụ pháp chế cho hay, để hỗ trợ cho doanh nghiệp, Bộ Công thương tiếp tục triển khai các hoạt động để hỗ trợ các doanh nghiệp về nhiều mặt trong đó có tuyên truyền để hiểu rõ về CISG. Đồng thời, bộ cũng đã đề xuất Chính phủ thực hiện một đề án lâu dài, trong đó có việc giảng dạy về CISG tại các trường đại học, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tìm hiểu về CISG qua các hội thảo, hỗ trợ các doanh nghiệp chuyên gia, luật sư trong lĩnh vực thương mại quốc tế... để giúp doanh nghiệp nắm rõ và vận dụng Công ước này trong đàm phán. Trên thực tế, Việt Nam đã có sự chuẩn bị từ năm 2006 để gia nhập Công ước Viên. Vì vậy, sắp tới là giai đoạn áp dụng chính thức chứ không phải chậm và Bộ Công thương đang có những bước đi cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp.

Từ nay đến năm 2020, ngoài việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thì Bộ Công thương sẽ triển khai đời các bước hỗ trợ doanh nghiệp hiểu và năm  rõ về CISG. “Chúng ta phải đào tạo về công ước từ sớm đề chuẩn bị cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, tận dụng hỗ trợ, kinh nghiệm của bạn bè quốc tế để hiểu rõ Công ước Viên năm 1980”, ông Phạm Đình Thưởng chia sẻ.

Ông Nguyễn Đình Thưởng cũng nhấn mạnh, khi Việt Nam gia nhập Công ước Viên năm 1980 không có nghĩa là là các doanh nghiệp phải áp dụng. Trong quá trình đàm phán, các doanh nghiệp có thể tự thỏa thuận với đối tác để lựa chọn nguồn luật khác để áp dụng.

Kể từ khi Việt Nam gia nhập CISG vào cuối tháng 12/2015 đến nay, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta liên tục tăng trưởng. Cụ thể, tăng trưởng xuất khẩu năm 2010 là 26,5%, năm 2011 là 34,2%, năm 2012: 18,2%, năm 2014: 13,8% và năm 2015: 8,1%. Tăng trưởng nhập khẩu năm 2010 là 20%, 2011: 24,4%, 2012: 7,1%, 2013: 15,4%, 2014: 12,1% và năm 2015: 12%.

Điều 6. Điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong nước (Luật Điều ước quốc tế 2016)

1. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.

2. Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng nên chỉ mang tính chất tham khảo.

Hà Cường

Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]V6moNxPmDP[/mecloud]

Tin nổi bật