(ĐSPL) – Trong những giáp Tết Nguyên Đán rất nhiều mặt hàng ở mức tiêu thụ cao đều không có sự biến động mạnh về mặt giá cả.
Thông tin tin trên Báo Lao động, theo tổng cục Thống kê, trong tháng 1.2017, một số mặt hàng quan trọng như xăng dầu, dịch vụ y tế được điều chỉnh đã tác động vào chỉ số giá tiêu dùng khiến CPI tăng, tuy nhiên so với cùng kỳ 2015, 2016, tốc độ tăng không nhiều.
Tết nguyên đán năm nay, các doanh nghiệp chuẩn bị hàng tết dồi dào, đảm bảo không khan hàng, sốt giá. |
Cùng với đó, tháng 1 và tháng 2 là thời gian diễn ra Tết Nguyên đán. Chi tiêu cho thực phẩm, rau củ trong Tết Nguyên đán của người dân tăng mạnh và chiếm tỷ trọng tương đối lớn nên mặt hàng thực phẩm thường tăng vào dịp Tết. Tuy nhiên, năm nay, giá thịt lợn thấp. Thịt lợn là mặt hàng lương thực chủ lực trong dịp Tết không tăng, nên dù nhu cầu có tăng thì giá các loại thực phẩm khác cũng khó có thể tăng.
Tổng cục Thống kê cũng nhận định, năm nay lương thực dồi dào, nguồn cung dư thừa nên khó có thể tăng giá. Đặc biệt, thời tiết thuận lợi cho việc canh tác rau xanh, hoa quả, nguồn cung dồi dào nên giá các mặt hàng này trong những ngày Tết sẽ không có nhiều biến động.
Nhiều năm trở lại đây, người dân cũng không còn thói quen tích trữ nhiều trữ lương thực, thực phẩm… trong những ngày Tết, nên nhu cầu tiêu dùng trong những ngày Tết có tăng, nhưng không quá mạnh. Đặc biệt, trong những năm qua Chương trình Bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu được nhiều địa phương, doanh nghiệp triển khai đã góp phần giảm áp lực tăng giá cho các mặt hàng trong dịp Tết.
Trong khi đó, để chuẩn bị cho nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết nguyên đán Đinh Dậu, các Sở Công Thương và doanh nghiệp đã chuẩn bị cơ số hàng hàng hóa dự trữ Tết.
Trước đó VTV đưa tin, Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu các đơn vị địa phương tăng cường quản lý, điều hành giá dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi, trong đó nhấn mạnh việc không được "găm" hàng hóa.
Nhấn mạnh việc không để xảy ra tình trạng "găm" hàng, tăng giá đột biến và hạn chế tình trạng neo giá bất hợp lý của các doanh nghiệp vận tải, Bộ Tài chính yêu cầu Giám đốc Sở Tài chính các địa phương tham mưu cho UBND tỉnh chú trọng tới diễn biến cung cầu và giá cả thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Đặc biệt, với những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng trực tiếp nhu cầu tiêu dùng như: gạo nếp, gạo tẻ, thịt gia súc, gia cầm, lãnh đạo Bộ Tài chính nhấn mạnh việc giám sát chặt chẽ công tác đăng ký, kê khai giá của doanh nghiệp, cũng như những yếu tố hình thành giá.
Ngoài ra, cơ quan chức năng các địa phương phải có biện pháp xử lý kịp thời và đặc biệt “không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đầu cơ, "găm" hàng, tung tin thất thiệt gây tăng giá đột biến, cục bộ”.