Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Định lấy mật tổ ong ven đường, người đàn ông bị ong chích 250 mũi nhập viện cấp cứu

(DS&PL) -

Một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, không tiếp xúc, thở chậm và yếu sau khi bị ong chích 250 mũi.

Một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, không tiếp xúc, thở chậm và yếu sau khi bị ong chích 250 mũi.

Người nhà bệnh nhân cho biết, hôm 17/4, trên đường đi làm về, ông T. phát hiện tổ ong mật nên đã lại gần tổ ong (định lấy mật). Nhưng khi chưa lấy thì bị đàn ong lao vào châm chích, ông T. hốt hoảng bỏ chạy nhưng đàn ong vẫn đuổi theo đốt. Sau đó, ông T. được đưa vào viện cấp cứu.

Đến sáng 2/5, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết tình trạng sức khỏe của bệnh nhân T.V.T. (53 tuổi; ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) gần như hồi phục hoàn toàn sau 10 ngày nhập viện điều trị ong chích.

Ông T. bị ong chích 250 mũi.

Theo đó, bệnh nhân T. nhập viện từ ngày 17/4. Ngay sau khi nhập viện, bệnh nhân được tiêm thuốc Adrenaline theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ, đồng thời đặt ống nội khí quản để giữ đường thở.

Sau khi tiêm liều thuốc đầu tiên, bệnh nhân tiếp tục diễn biến xấu hơn, huyết áp không đo được, nhịp tim chậm dần nên bệnh nhân được hỗ trợ hồi sinh tim phổi. Khoảng 10 phút tiếp theo, bệnh nhân có nhịp tim trở lại, huyết áp đo được ở mức chấp nhận, nên được đưa sang Khoa Hồi Sức Tích Cực - Chống Độc để điều trị.

Trong thời gian cấp cứu bệnh nhân, các nhân viên chăm sóc đã lấy trên người bệnh nhân khoảng 250 mũi kim ong đốt (ong mật là loài ong duy nhất có gai trên kim, nên khi đốt sẽ để lại kim rồi chết đi. Điều này giúp xác định loại ong đốt và số lượng nốt đốt).

Tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, bệnh nhân được điều trị lọc máu liên tục ngay lập tức, các xét nghiệm vào thời điểm nhập viện và sau 6 giờ cho thấy bệnh nhân bị suy đa cơ quan nghiêm trọng (chức năng gan và thận xấu đi nhanh chóng) và tiêu hủy cơ vân, tổn thương cơ tim với biểu hiện rối loạn nhịp tim nặng nề nên được đặt máy tạo nhịp tạm thời.

Sau hơn 10 ngày điều trị tích cực với rất nhiều biện pháp hữu hiệu, hiện nay tình trạng bệnh nhân gần như hồi phục hoàn toàn. Riêng nhịp tim vẫn không cải thiện, tim vẫn chỉ đập theo máy tạo nhịp mà không tự phát nhịp. Theo các bác sĩ tim mạch, khi tình trạng bệnh nhân hoàn toàn ổn định sẽ được đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn để điều trị tình trạng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng nguy cơ đe dọa tính mạng này.

Sơ cứu khi bị ong đốt:

Khi bị ong đốt, nạn nhân tuyệt đối phải nhanh chóng sơ cấp cứu và đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Nạn nhân chỉ cần nhận dạng con ong đã đốt mình để cung cấp cho bác sĩ biết, tìm hướng điều trị hợp lý, không nên tự mình phán đoán rồi xem thường bệnh trạng mà dẫn đến những nguy cơ khó lường.

Khi bị ong tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh, trước tiên cần che vùng đầu để không bị đốt, tiếp đến tìm cách dùng tay bới đất cát vung lên để xua đuổi chúng bay đi chỗ khác. Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, ong sẽ càng bu lại tấn công.

Trước khi đến cơ sở y tế để xử lý, người bị ong đốt tự làm hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác, nhanh chóng sơ cứu ban đầu bằng một trong những cách có thể như sau:

Dùng các loại cây cỏ chà xát trên vết đốt. Các hoạt chất có trong cây khi gặp nọc ong (bản chất chính là những protein) sẽ tạo thành những “chất kết tủa”, từ đó giúp giải nọc độc.

Trước hết phải nhổ ngay kim chích (nếu có). Dùng củ, lá môn chà xát tại chỗ. Nếu bị ong vàng (ong nghệ) đốt, dùng đường đen hay giấm chua thoa ngay lên vết thương. Dùng bã trà còn ướt, bất kể nhiều hay ít, chà xát tại chỗ để giúp giảm đau. Cũng có thể lấy rau sam hay lá hẹ giã nhuyễn đắp tại chỗ, hoặc gừng tươi cắt lát chà xát vết thương. Đối với giống ong có độc thì lấy rau dền vò nát, xát vào vết đốt.

Mỹ An (T/h)

Tin nổi bật