Chúng ta cảm thấy vô cùng khó chịu khi phải xuất hiện trước mọi người với một gương mặt đầy mụn. Dù mụn mọc ở mặt, cổ, lưng hay ngực đều là cảnh báo sự bất thường của cơ thể, người bệnh cần lưu ý để có phương pháp điều trị phù hợp.
Mụn ở trán
Theo y học cổ truyền, mụn ở vùng trán cho biết cơ thể bạn có thể đang gặp phải vấn đề về đào thải độc tố, bạn có ăn quá nhiều thịt đỏ, chất béo bão hòa và uống rượu hay không. Mụn xung quanh khu vực lông mày có thể là biểu hiện của sự căng thẳng. Một nguyên nhân khác gây ra mụn ở trán có thể do các hóa chất từ tóc như gel xịt tóc, dầu gội đầu… tác động lên vùng trán, gây mụn.
Phòng tránh: Nên ăn nhiều trái cây tươi, rau quả, uống các loại trà thảo dược và nước. Cắt giảm lượng thịt và rượu, giữ cho tóc của bạn sạch sẽ, tránh ra mồ hôi nhiều.
Mụn ở má
Phát ban và nổi mụn trên má có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm da, dị ứng da nhẹ với các sản phẩm chăm sóc da, phấn trang điểm, nước hoa hoặc quá căng thẳng trong cuộc sống, công việc, thường xuyên thức khuya…
Ảnh minh họa
Phòng tránh: Tránh các yếu tố dễ gây viêm da, bao gồm tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, uống rượu, thời tiết quá lạnh và thức ăn cay; nên uống nhiều nước; có thể sử dụng loại kem trang điểm hay dưỡng da dành cho da nhạy cảm; giữ tâm lý luôn thoải mái, lạc quan.
Mụn ở quanh miệng
Người bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có xu hướng bị mụn trứng cá quanh miệng và cằm. Ngoài ra, một số triệu chứng khác dễ nhận thấy khi bị PCOS là có nhiều lông trên cơ thể, khó khăn trong việc thụ thai, tăng cân, kinh nguyệt không đều và rụng tóc.
Phòng tránh: Nên bổ sung vitamin C, sắt và đi khám sớm.
Mụn ở cằm
Hầu hết những người thấy mụn xuất hiện ở cằm đều có vấn đề về nội tiết. Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng tin rằng, đó là do hóa chất trong sơn móng tay (vì phụ nữ có xu hướng chạm móng tay vào cằm nhiều nhưng không hề biết).
Phòng tránh: Nếu nguyên nhân là do nội tiết tố thì bạn nên đi khám. Còn nếu là do hóa chất của sơn móng tay thì chị em nên hạn chế tiếp xúc móng tay với cằm hoặc bất kỳ vị trí nào trên mặt.
Mụn ở cổ
Rất ít người nhận ra rằng dầu gội có thể là nguyên nhân phổ biến dẫn đến mụn ở đầu, cổ, gáy... Các chất bảo quản và hương liệu trong dầu gội có thể gây kích ứng da.
Các chất bảo quản và hương liệu trong dầu gội có thể gây mụn.
Phòng tránh: Nên sử dụng dầu gội thiên nhiên, ít hóa chất.
Để điều trị mụn, hiện nay, nhiều bác sĩ và các bạn trẻ đang tin tưởng sử dụng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ lên cơ quan nội tạng. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là kem thảo dược bôi ngoài da Azacné. Sản phẩm có thành phần chính là neem (còn gọi là xoan Ấn Độ, sầu đâu hay sầu đâu ăn gỏi) với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn gây mụn propionibacterium acnes… kết hợp cùng các dược liệu có tác dụng nhanh liền sẹo, thu nhỏ ổ loét như: lô hội, sài đất, ba chạc, hoàng liên… Azacné giúp điều trị các loại mụn dạng viêm như mụn mủ, mụn nang, đinh râu, chốc, lở… và dạng không viêm như mụn trứng cá đầu đen, đầu trắng ở các vị trí khác nhau trên cơ thể; sản phẩm còn giúp làm mờ sẹo, giảm thâm nám và không gây tác dụng phụ, phòng ngừa mụn tái phát.
Sau sự kiện ra mắt được đón nhận nồng nhiệt ở Hà Nội, vừa qua sản phẩm Azacné đã ra mắt tại TP.HCM với sự tham gia tư vấn của TS.BS Lê Ngọc Diệp - Trưởng Phòng khám Da liễu cơ sở 2, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM và nhận được sự ủng hộ của đông đảo các bạn sinh viên.
Bí quyết chăm sóc da mụn Nên: Rửa tay sạch trước khi chăm sóc da mặt; giặt sạch khăn mặt, chăn gối để diệt vi khuẩn; bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và bụi bẩn; ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng; ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước mỗi ngày. Không nên: Nặn mụn hoặc chà xát mạnh khi rửa mặt; dùng mỹ phẩm khi da nhờn, nổi mụn; ăn thức ăn cay nóng, dầu mỡ; dùng quá nhiều thuốc trị mụn cùng một lúc. Các bước chăm sóc da mụn: Bước 1: Làm sạch da: - Rửa mặt hai lần một ngày (sáng, tối) với nước ấm và loại sữa rửa mặt phù hợp dành cho da mụn. - Rửa mặt sạch lại với nước, lau khô bằng khăn mềm. Bước 2: Làm se khít lỗ chân lông: Dùng dung dịch làm săn da (nước hoa hồng) 2 lần/ngày, ngay sau bước làm sạch da. Bước 3: Dùng kem trị mụn Azacné Sử dụng Azacné 2-3 lần/ngày: Thoa trực tiếp lên vùng bị mụn, giúp làm khô và kháng khuẩn vùng mụn, đẩy nhân mụn ra ngoài. |
Điện thoại tư vấn: 04.3775 7240/ 08.62647169
Truy cập trang web: http://sachmuntrungca.vn để biết thêm thông tin.