Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Điều tra vụ nổ súng trong đêm tại Hà Nội

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Lực lượng chức năng hiện đang thu thập thông tin và tổ chức truy bắt đối tượng gây ra vụ nổ súng trong đêm tại Hà Nội.

(ĐSPL) – Lực lượng chức năng hiện đang thu thập thông tin và tổ chức truy bắt đối tượng gây ra vụ nổ súng trong đêm tại Hà Nội.

Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ, vụ nổ súng xảy ra khoảng 21h ngày 16/1, trước cửa một quán cà phê trên phố Phan Bội Châu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Cơ quan điều tra phong tỏa hiện trường khu vực xảy ra vụ nổ súng. Ảnh: Thân Hoàng

Những người dân chứng kiến vụ việc cho biết, vào thời điểm trên, hai thanh niên đang ngồi uống cà phê thì to tiếng với nhau. Khoảng 10 phút sau thì có tiếng súng nổ. Sau tiếng nổ thứ nhất, một thanh niên chạy vào phía trong quán, thanh niên còn lại chạy đuổi theo.

Báo Dân việt thông tin, sau khi nhận được thông tin lực lượng Công an quận Hoàn Kiếm đã tới phong tỏa hiện trường để khám nghiệm, thu thập chứng cứ phục vụ công tác điều tra.

Một vỏ đạn được tìm thấy tại hiện trường nơi xảy ra vụ nổ súng. Ảnh: Dân việt

Tại hiện trường, trước cửa nhà số 38 phố Phan Bội Châu bên cạnh quán cà phê, cảnh sát phát hiện vỏ đạn rơi trước hiên nhà.

Điều 133. Tội cướp tài sản (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009):

1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;

b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

(tổng hợp)

Tin nổi bật