Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Điện lực Thái Nguyên: Nỗ lực đóng góp chung vào sự phát triển của tỉnh

  • Phương Linh
(DS&PL) -

Với vị thế là tỉnh được lựa chọn đặt nhà máy sản xuất của nhiều doanh nghiệp quốc tế và trong nước với quy mô lớn, đảm bảo an toàn mạng lưới điện phục vụ cho đời sống người dân và sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp Thái Nguyên thu hút các nhà đầu tư. Để làm rõ hơn về vấn đề này, PV Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Trần Hoàng – Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thái Nguyên.

PV: Xin ông cho biết những đóng góp của Công ty Điện lực Thái Nguyên trong những năm qua đóng góp vào sự phát triển sản xuất chung của tỉnh, cũng như đảm bảo điện sinh hoạt?

Ông Ngô Trần Hoàng: Công ty Điện lực Thái Nguyên hoàn thành mục tiêu lớn là đưa lưới điện quốc gia đến 100% thôn, bản. Dự án này là kết quả hợp tác, chia sẻ khó khăn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực miền Bắc với tỉnh Thái Nguyên, góp phần hoàn thành mục tiêu xóa “xóm trắng” về điện hoàn thành trước kế hoạch so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra.

Trong những năm gần đây, công ty luôn chú trọng đầu tư, mở rộng quy mô và năng lực lưới điện đảm bảo cấp điện, đáp ứng yêu cầu phụ tải cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp lớn nằm trên địa bàn tỉnh. Sản lượng điện thương phẩm của Điện lực Thái Nguyên liên tục tăng trưởng, đứng thứ 5 trong Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, đứng thứ 9 trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam và góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của tỉnh Thái Nguyên. Hiện trên địa bàn tỉnh đang triển khai thực hiện 07 dự án 110kV với tổng mức đầu tư 779,87 tỷ đồng.

Các thế hệ cán bộ, công nhân viên và người lao động của công ty nỗ lực phấn đấu, thực hiện những chủ trương xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình xây dựng nông thôn mới, điện khí hóa nông thôn, đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội, an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Với vị thế là tỉnh được lựa chọn đặt nhà máy sản xuất của nhiều doanh nghiệp quốc tế và trong nước với quy mô lớn, đảm bảo an toàn mạng lưới điện phục vụ cho đời sống người dân và sản xuất là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp Thái Nguyên thu hút các nhà đầu tư. Để làm rõ hơn về vấn đề này, PV Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Trần Hoàng – Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thái Nguyên.

Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thái Nguyên Ngô Trần Hoàng.

PV: Thái Nguyên là địa điểm đặt nhiều nhà máy sản xuất quan trọng của các công ty trong nước và nước ngoài, để duy trì ổn định điện lưới cho sản xuất, công ty đã có những phương án, đề xuất gì với lãnh đạo tỉnh để góp phần đảm bảo sản xuất, thu hút đầu tư?

Ông Ngô Trần Hoàng: Để duy trì ổn định điện lưới cho sản xuất và thu hút đầu tư, Điện lực Thái Nguyên đã đề xuất là thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo mục tiêu này.

Cụ thể, công ty đã xây dựng và triển khai phương án đảm bảo cung cấp điện ổn định trong giai đoạn 2021-2025 đối với lưới điện 110kV và trung áp, hạ áp, đảm bảo tuân thủ theo Quy hoạch điện trong
các giai đoạn tới, tầm nhìn đến 2050.

Giữ mối liên hệ thường xuyên, liên tục, là cầu nối đối với các khách hàng, BQLDA các khu công nghiệp, chính quyền địa phương nhằm nắm bắt kịp thời, nhanh chóng nhu cầu sử dụng điện, mức độ tăng trưởng, tình hình triển khai đầu tư xây dựng của doanh nghiệp.

Điện lực Thái Nguyên cũng tham mưu, đề xuất với lãnh đạo UBND tỉnh về việc đảm bảo về nguồn và cung cấp điện ổn định cho các khu công nghiệp phục vụ sản xuất tại các khu công nghiệp trọng điểm như: Yên Bình, Điềm Thủy, Phú Bình...

PV: Mục tiêu của công ty hướng đến trong 5 năm tới để cải thiện chất lượng, đảm bảo an toàn mạng lưới điện, phục vụ đời sống người dân, sản xuất tốt hơn?

Ông Ngô Trần Hoàng: Trong 5 năm tới, Điện lực Thái Nguyên hướng đến các mục tiêu đó là triển khai và thực hiện theo quy hoạch lưới điện 110kV, lưới điện trung hạ áp trên địa bàn tỉnh và kế hoạch đã được xây dựng, đảm bảo cung cấp điện phục vụ an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, sản xuất, sinh hoạt của doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Dự báo chính xác về nhu cầu sử dụng điện, tổ chức vận hành cung ứng điện đảm bảo an toàn ổn định, đặc biệt là mùa khô và mùa nắng nóng. Đồng thời xây dựng lưới điện thông minh, tự động hóa nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và linh hoạt cho công tác quản lý vận hành hệ thống điện.

Điện lực Thái Nguyên cũng tích cực chuyển đổi số sâu rộng trong các hoạt động, ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật trong các hoạt động của công ty để nâng cao năng suất, chất lượng.

PV: Trong xu hướng đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ của Chính phủ, Công ty Điện lực Thái Nguyên đã có những kế hoạch nào để thích ứng, đẩy nhanh quá trình này?

Ông Ngô Trần Hoàng: Ngành điện, cũng như Công ty Điện lực Thái Nguyên quan tâm đến chuyển đổi số từ năm 2012.

Công ty đã xây dựng kế hoạch, chiến lược chuyển đổi số với những hoạch định rõ ràng, lộ trình từng năm, từng giai đoạn... trong đó nhanh chóng thực hiện số hóa tài liệu, số hóa quy trình từ lĩnh vực Kinh doanh và dịch vụ khách hàng; kỹ thuật vận hành; Đầu tư xây dựng...

Thường xuyên mở các lớp đào tạo, phổ biến công tác chuyển đổi số cũng như xây dựng nhiều bài giảng trên hệ thống Elearning cho cán bộ, nhân viên. Bố trí nhân lực vào công việc phù hợp với trình độ, khả năng. Đồng thời, tạo động lực cho người lao động phấn đấu học tập trau dồi kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ liên quan.

Ngoài ra, tiểu Ban chuyển đổi số của Công ty kịp thời tổng hợp và đề xuất những khó khăn trong công tác thực hiện chuyển đổi số cũng như các biện pháp góp phần nâng cao chuyển đổi số tại công ty.

PV: Xin cảm ơn ông.

Bài đăng trên ấn phẩm chuyên đề đặc biệt tạp chí in Đời sống & Pháp luật.

Tin nổi bật