Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Điện Biên: Bắt quả tang 3 đối tượng dùng kích điện giết hổ nặng 220 kg nấu cao

(DS&PL) -

Công an huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) cho biết đã tạm giữ hình sự 3 nghi phạm để điều tra về hành vi "Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã cấp quý hiếm".

Ngày 18/3, Công an huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên cho biết đã tạm giữ hình sự 3 nghi phạm Lường Văn Anh (ngụ xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), Ngô Sỹ Thành (ngụ xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) và Ngô Sỹ Tiến (ngụ phường Hưng Dũng, TP.Vinh, tỉnh Nghệ An) để điều tra về hành vi "Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã cấp quý hiếm", theo Thanh Niên.

Theo đó, vào lúc 21h ngày 17/3, lực lượng Công an huyện Điện Biên bắt quả tang các đối tượng dùng dao và kích điện giết một cá thể hổ tại nhà riêng của Lường Văn Anh.

Tại hiện trường, lực lượng chức năng tiến hành thu giữ 1 cá thể hổ nặng 220kg, 3 con dao, 1 bộ kích điện, 1 xe ô tô và nhiều vật chứng có liên quan. Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận mua con Hổ sống tại Nghệ An, sau đó dùng xe ô tô vận chuyển về Điện Biên giết thịt để nấu cao bán kiếm lời.

Cơ quan Công an phát hiện nhóm đối tượng giết con hổ nặng 220kg. Ảnh: Thanh niên.

Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an huyện Điện Biên đã tạm giữ hình sự đối với Lường Văn Anh, Ngô Sỹ Thành và Ngô Sỹ Tiến để đấu tranh làm rõ tội phạm, báo Giao thông phản ánh.

Hổ là động vật hoang dã nằm trong Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, thuộc Nhóm IB theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Theo đó mọi hành vi nuôi nhốt hổ trái phép đều là hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định.

Hành vi nuôi nhốt trái phép các loài này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 13 Điều 21 Nghị định 35/2019/NĐ-CP, như sau: "Phạt tiền từ 330.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 01 cá thể lớp thú hoặc từ 03 đến 04 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 03 đến 05 cá thể động vật lớp khác".

Hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 về tội "Vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”, tùy thuộc vào giá trị tang vật bị tịch thu mà mức hình phạt có thể lên đến 15 năm tù.

Linh Chi (T/h)

Tin nổi bật