Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Điểm danh những loại rau thơm giúp bạn sống khỏe

  • Thùy Dung (T/h)
(DS&PL) -

Một số loại rau thơm không chỉ làm tăng hương vị và sự hấp dẫn cho các món ăn hàng ngày, mà còn có khả năng phòng ngừa một số bệnh thông thường.

Rau răm

Rau răm còn được xem là vị thuốc quý, có tác dụng kích thích tiêu hóa, trừ phong hàn...Ảnh minh họa

Rau răm, với hương thơm đặc biệt, vị cay và tính ấm, không chỉ là loại gia vị không thể thiếu để ăn kèm cháo lươn, trứng vịt lộn, gỏi gà hay khử mùi tanh của hải sản. Trong Đông y, rau răm còn được xem là vị thuốc quý, có tác dụng kích thích tiêu hóa, trừ phong hàn, thường được dùng tươi để chữa các bệnh như đau bụng lạnh, rắn cắn, chàm ghẻ, mụn trĩ, kém ăn.

Rau thì là

Lá thì là không chỉ là gia vị quen thuộc không thể thiếu trong các món canh cá, canh lươn, ốc, giúp món ăn thêm thơm ngon và át đi mùi tanh, mà còn là vị thuốc rất thông dụng trong Đông y. Theo Nam dược thần hiệu, hạt và lá thì là có vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng, đau răng, kích thích ăn ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa và còn giúp lợi sữa.

Rau mùi

Rau mùi có tác dụng tiêu hóa thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc. Ảnh minh họa

Rau mùi, với vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng tiêu hóa thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc... Loại rau này được trồng phổ biến ở miền Bắc và thường có vào mùa đông.

Rau mùi tàu

Cây mùi tàu, với vị the, tính ấm, mùi thơm hắc đặc trưng, được trồng phổ biến khắp nơi ở nước ta. Không chỉ là một loại rau thơm dùng để ăn sống, nấu canh, mùi tàu còn được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền với nhiều công dụng như: khử thấp nhiệt, thanh uế cơ thể, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa…

Rau tía tô

Tía tô không chỉ là một loại rau gia vị thơm ngon, mà còn là cây thuốc được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền, được xếp vào loại giải biểu (làm ra mồ hôi), thuốc nhóm phát tán phong hàn (chữa bệnh do lạnh gây ra bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt).

Có hai loại tía tô: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm nồng. Lá tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn.  

Sả

Sả được sử dụng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp và đau đầu. Ảnh minh họa

Sả, với vị the cay, mùi thơm đặc trưng và tính ấm, không chỉ là loại gia vị thường được ăn sống hoặc dùng để tẩm ướp món ăn, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, sát khuẩn, chữa ho do cảm cúm, hạ sốt và giúp lợi tiểu. Ngoài ra, sả còn được sử dụng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp và đau đầu.

Lá húng chanh

Húng chanh, còn gọi là cây rau tần, có vị chua the, thơm hăng, tính ấm vào phế, thường được sử dụng để giải cảm, tiêu đờm, khử độc và chữa các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi.

Dưới đây là một số bài thuốc từ cây húng chanh:

Chữa hen suyễn: Lấy 12g lá húng chanh và 10g lá tía tô, rửa sạch, sắc uống. Khi uống thuốc, nên kiêng ăn thức ăn chiên xào, đồ uống lạnh và hải sản.

Chữa ho cho trẻ: Kết hợp húng chanh với lá hẹ và mật ong, đem hấp cách thủy. Cho trẻ uống hỗn hợp này sẽ giúp sạch miệng và giảm ho hiệu quả.

Chữa rết, bọ cạp cắn, ong đốt: Rửa sạch lá húng chanh, thái nhỏ hoặc nhai kỹ, thêm một ít muối rồi đắp lên vết thương.

Rau lá lốt

Lá lốt, còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu, là loại cây mọc hoang và được trồng phổ biến khắp nơi. Trong y học cổ truyền, lá lốt có tác dụng làm ấm trung tiêu, ấm dạ dày, chữa nôn do bị khí lạnh, bụng đầy đau. Ngoài ra, lá lốt còn được dùng để trị nhức đầu, đau răng, chảy nước mũi, đại tiện lỏng, ra máu.

Trong dân gian, lá lốt thường được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh khác nhau như: đau nhức xương khớp, các bệnh phụ khoa (viêm nhiễm vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư), đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, bệnh tổ đỉa ở bàn tay, đau răng, viêm xoang, chảy nước mũi đặc, giải say nắng, đau bụng lạnh, đi tiêu phân lỏng, buồn nôn, nấc cụt.

Tin nổi bật