Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Điểm danh 5 quán ăn vặt phố cổ không nên bỏ qua

(DS&PL) -

Bún ốc Hàng Chai, bún chả, bún riêu ngõ Phất Lộc, chim ngói Tạ Hiện hay phở Hàng Trống là những quán ăn nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách.

Bún ốc Hàng Chai, bún chả, bún riêu ngõ Phất Lộc, chim ngói Tạ Hiện hay phở Hàng Trống là những quán ăn nhỏ nhưng lúc nào cũng đông khách.

Từ hàng chục năm nay, những quán ăn này đã gắn bó và dần trở thành thói quen của người dân trong khu phố cổ.

1. Bún ốc Hàng Chai

Hàng Chai là một con phố nhỏ nối giữa phố Hàng Rươi và Hàng Cót nhưng lại có sức hút bí mật đến từ quán bún ốc mang tên cô Thêm. Từ 25 năm nay, quán bún ốc này từng bước gây dựng thương hiệu bằng thứ nước dùng đặc biệt, dậy mùi ốc nhưng không tanh mà lại rất thơm, cộng với vị chua nhẹ của dấm bỗng làm cho món ăn cực kỳ hấp dẫn. Rất nhiều khách quen ăn ở đây hàng chục năm nay, từ khi một bát bún chỉ có giá 2 nghìn đồng.

Số 6 phố Hàng Chai từ lâu đã trở thành địa điểm yêu thích của những người mê bún ốc

Qua nhiều lần tăng giá từ 2 nghìn lên 5 nghìn, 10 nghìn, 15 nghìn, 20 nghìn, rồi 30 nghìn như hiện nay nhưng kỳ lạ là giá cứ tăng dần nhưng khách không hề giảm đi, thậm chí càng ngày càng đông.

Vào khoảng 9 -10h sáng, rất có thể bạn sẽ phải xếp hàng cả tiếng đồng hồ để được thưởng thức món bún ốc nổi tiếng khu phố cổ này.

Không chỉ ăn tại chỗ, nhiều người còn mua về nhà, thậm chí đem làm quà tặng bạn. Mọi người truyền tai nhau câu chuyện kể về các thực khách phương xa đặt hàng để gửi bún ốc qua máy bay, hay có một anh người Canada là khách hàng trung thành của quán, tuần đến ăn vài buổi vì... "nghĩ đến là thèm".

Chủ quán là cô Thêm, người đã bán bún ốc ở đây từ 25 năm. Quán chỉ bán vào khoảng 7h sáng đến 12 trưa.

Mỗi bát bún ốc có giá 30 nghìn đồng và thực khách có thể chọn ăn ốc to hay ốc nhỏ

Không chỉ ăn tại chỗ, nhiều người còn mua mang về nhà. Có lần, khách hàng còn đặt 10 bát bún để mang lên máy bay vào thành phố Hồ Chí Minh làm quà. Vào đến nơi thì đun lại rồi mời bạn bè thưởng thức.

2. Bún riêu ngõ Phất Lộc

Nằm sâu trong con ngõ Phất Lộc, xung quanh đầy rẫy những hàng quà sáng, nhưng gánh bún riêu giản dị của một bác tuổi ngoài 60, ở gần đình Tiên Hạ lúc nào cũng đông khách. Bác chủ quán tự nhận mình trí nhớ không tốt, chỉ có công thức làm ra thứ nước riêu thơm ngon là không bao giờ nhầm được.

Hàng bún riêu cạnh đền Tiên Hạ, ngõ Phất Lộc từ lâu ghi điểm với khách hàng vì vừa rẻ, vừa ngon. Khách hàng chủ yếu của quán là những người dân phố cổ, đã hàng chục năm ăn bún nơi đây.

Điều đặc biệt nhất mà ai ăn ở đây cũng ấn tượng, đó là giá thành cực rẻ, chỉ 7 nghìn đồng cho một bát bún riêu thông thường. Ngoài ra, quán có thịt bò, giò, đậu để gia giảm nếu khách yêu cầu, giá cho một bán bún riêu "thập cẩm" đầy đủ đồ ăn thêm vào khoảng 20 nghìn đồng.

Bác Thành chủ quán tự hào khoe: "Gánh hàng tuy chân chất nhưng sử dụng rất ít các phụ gia công nghiệp như mì chính hay các chất tạo ngọt, nên vị bún riêu cua ở đây mộc nhưng lại ngọt một cách tự nhiên".

Hầu như lúc nào quán cũng kín khách với người chan, người húp.

Quán bán từ hơn 5h đến 10h sáng. Mỗi ngày bà chủ quán bán hết hơn 50 cân bún.

Mỗi bát bún riêu không có giá chỉ 7 nghìn đồng. Với bát có đậu, giò như trong ảnh thì giá là 20 nghìn đồng.

3. Bún chả ngõ Phất Lộc

Mỗi buổi trưa, quán bún chả đầu ngõ Phất Lộc, đoạn giao phố Lương Ngọc Quyến là điểm hẹn thường xuyên của người dân nơi đây. Cô chủ quán tên Thúy, đã bán bún chả ở đây được 30 năm, luôn niềm nở với khách hàng và cả những người qua đường muốn chụp ảnh.

Điểm nhấn của quán là chả không được nướng bằng vỉ sắt mà kẹp vào que tre để tạo hương vị đặc biệt. Không những thế, thịt làm chả cũng được cô chủ quán lựa chọn kỹ càng để chúng luôn tươi ngon. Thịt miếng thái dày, ướp kỹ đủ thứ gia giảm, khi nướng lên "nhìn đã thấy thèm", nửa nạc nửa mỡ, cắn vào thấy vị ngọt và bùi béo của thịt lan trong miệng. Viên thịt băm cũng được chế biến từ loại thịt tươi, theo lời cô chủ quán là "không pha linh tinh", viên thành miếng vừa ăn, quạt trên than hoa thơm phức.

Mỗi suất bún chả có giá 35 nghìn đồng cũng đủ làm no bụng cả những người ăn khỏe nhất.

 Quán bún chả ngõ Phất Lộc luôn đông khách vào buổi trưa.

 Chủ quán là cô Thúy, người đã bán bún chả 30 năm nay.

Một suất bún chả có giá 35 nghìn đồng. Nếu thêm nem cua bể như trong hình thì có giá 50 nghìn đồng. Mỗi ngày, quán bán khoảng 30 cân bún.

Chả ở đây được nướng bằng que tre.

Do không đủ chỗ nên nhiều khi khách phải ngồi ở quán cà phê bên cạnh.

Đông khách là vậy nhưng quán bún chả chỉ bán từ 11h đến 13h chiều. Thời gian còn lại nơi này trở thành quán trà đá và cắt tóc.

4. Chim ngói nướng Tạ Hiện

Phố Tạ Hiện từ lâu đã nổi tiếng trong giới trẻ Hà thành với phô mai que, khoai tây bọc đường hay bia cỏ, trở thành điểm đến quen thuộc với những người có niềm đam mê ẩm thực. Nhưng nếu như các quán khác chủ yếu mở vào buổi tối thì quán chim nướng ở đoạn giao giữa phố Tạ Hiện và Đào Duy Từ lại chỉ mở từ 16h đến 19h hàng ngày.

Những con chim ngói được kẹp vào vỉ và nướng trên than hoa. Khi vừa mới ra lò, chúng có màu vàng cánh gián với một lớp mỡ bóng bên ngoài trông vô cùng hấp dẫn.

Vì là chim ngói nên béo và dày thịt chứ không gày gò như chim sẻ hay bã như thịt bồ câu. Đặc biệt là bạn hoàn toàn có thể nhai rau ráu hết tất cả những khúc xương mà không phải bỏ phí thứ gì. Chim ngói nướng được ăn kèm với củ đậu và rau thơm làm cho chúng không hề bị ngấy.

Khoảng 4h chiều đến 7h tối, nếu bạn nào thích ăn vặt có thể ghé qua phố Tạ Hiện, đoạn giao với ngõ Đào Duy Từ để ăn chim ngói nướng. Ngồi giữa con phố, ăn chim nướng, uống trà chanh, nói chuyện với bạn bè từ lâu đã trở thành một sức hấp dẫn khó có thể nào cưỡng lại.

Những con chim được kẹp thành vỉ và nướng trên than hoa.

Mỗi suất 4 con kèm một đĩa củ đậu và rau thơm có giá chỉ 40 nghìn đồng.

Khách hàng chủ yếu là các bạn trẻ và người nước ngoài.

 

5. Phở Gánh - phố Hàng Trống

Cứ khoảng 5h chiều đến 7h tối, đoạn đầu phố Hàng Trống (góc giao với Hàng Gai) lại tấp nập nhờ hàng phở Gánh.

Không có bàn ghế như các quán khác, mỗi người đến ăn chỉ có một chiếc ghế nhựa nhỏ tý để ngồi và một chiếc nữa để đặt bát phở hay cốc nước. Nhưng đa phần mọi người đều đã quen tự tay bê bát chứ chẳng cần đặt vào đâu cho thêm chật chội.

Một tay cầm bát phở bò, một tay cầm đũa nên thìa trở thành thứ vô dụng. Khi cần nếm nước dùng, thực khách thường ghé cả bát vào mà húp. Nóng nhưng rất thú vị.

Không phải chảnh hay ngại làm, nhưng phở ở đây chỉ có duy nhất 1 loại là phở chín, không bao giờ bán phở tái. Thứ thịt bò thơm ngon, ngọt và mềm đã quyến rũ bao thực khách. Nước dùng trong và có vị rất riêng. Đặc biệt, nếu đến ăn ở quán này, bạn sẽ không có cơ hội thưởng thức thêm trứng trần, bởi quán không bán món ăn thêm này vì sợ đục nước.

 

Không có bàn ghế hay địa điểm như các nơi khác, nhưng người sành ăn ở khu phố cổ không ai không biết tiếng "phở Gánh".

Quán bán lúc khoảng gần 5 giờ chiều đến 7h tối.

Ngay khi dọn ra, quán đã bị lấp đầy bởi những khách hàng quen thuộc.

Đa phần họ là những người sống quanh đây và đi bộ tới ăn. Cũng có khi có những khách qua đường, thấy lạ thì dừng lại.

Mỗi bát có giá 25 nghìn đồng.

Bà chủ quán bảo "trần trứng nhiều đục nước, chán cả phở", thế nên tuyệt nhiên bạn sẽ không thấy xuất hiện món ăn thêm đó ở đây.

Tin nổi bật