Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dịch COVID-19 ngày 10/11: Thế giới vượt 51 triệu ca nhiễm, WHO muốn hợp tác với ông Biden

(DS&PL) -

Mỹ hiện vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang rất trông chờ được làm việc với chính quyền ông Biden.

Mỹ hiện vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang rất trông chờ được làm việc với chính quyền ông Biden.

Theo dữ liệu thời gian thực trên trang worldometers, tính đến 9h ngày 10/11, tổng số ca nhiễm COVID-19 được ghi nhận trên toàn cầu là 51.233.588, tăng 482.114 ca so với cùng thời điểm ngày hôm trước. Trong đó, có thêm 6.770 trường hợp tử vong được ghi nhận, nâng tổng số lên 1.268.910 ca tử vong.

Mỹ hiện vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới với 10.421.956 ca nhiễm và 244.448 trường hợp tử vong được ghi nhận, tăng lần lượt 125.689 và 641 ca trong 24 giờ qua.

Ông Joe Biden, người được các truyền thông Mỹ xướng tên giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, hôm 9/11 đã bắt tay thành lập nhóm chuyên trách phòng chống COVID-19.

Bên cạnh đó, trong thời gian vận động tranh cử, ông Biden từng tuyên bố ngay khi lên nhậm chức sẽ rút lại quyết định tẩy chay WHO của người tiền nhiệm.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã gửi lời chúc mừng đến ông Joe Biden và bà Kamala Harris, đồng thời cho biết "rất trông đợi làm việc rất chặt chẽ với chính quyền này".

Mỹ và các nước châu Âu đang đối mặt với làn sóng tái bùng phát COVID-19 nghiêm trọng. Ảnh: AP

Cũng như Mỹ, các nước châu Âu cũng đang đối mặt với làn sóng tái bùng phát COVID-19 nghiêm trọng hơn rất nhiều so với lần trước.

Pháp ghi nhận thêm 20.155 ca nhiễm mới và 548 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên lần lượt 1.807.479 và 40.987 ca. Pháp đã vượt Nga trở thành vùng dịch lớn nhất châu Âu và xếp thứ 4 thế giới.

Giám đốc Cơ quan Quản lý Y tế Pháp Jerome Salomon cho biết nước này "đang đối mặt với đỉnh điểm của đợt dịch thứ hai". Ông Salomon nói thêm rằng sự lây lan của virus đã chậm lại ở một số thành phố, song ông cũng lưu ý rằng áp lực lên hệ thống y tế sẽ tiếp tục gia tăng trong vài ngày tới.

Nga ngày 9/11 đã ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 kỷ lục với 21.789 ca, nâng tổng số lên 1.796.132 ca. Trong đó có 30.793 trường hợp tử vong, tăng 256 so với ngày hôm trước.

Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Costa đã thông báo tình trạng khẩn cấp và áp đặt lệnh giới nghiêm với 121 thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, trong đó có cả thủ đô Lisbon. Theo đó, khoảng 70% dân số nước này sẽ phải ở nhà vào các đêm từ 23h - 5h hôm sau trong hai tuần tới. Người dân chỉ được ra khỏi nhà vào buổi sáng cuối tuần cho đến 13h, trừ khi để mua đồ cần thiết.

Bồ Đào Nha hiện báo cáo 183.420 ca nhiễm và 2.959 ca tử vong, tăng lần lượt 4.096 và 63 ca sau 24 giờ.

Thụy Điển chưa báo cáo về tình hình dịch bệnh ngày 9/11, nhưng tờ Daily News của nước này đưa tin, thống kê mới nhất từ ​​khu vực Stockholm, thủ đô Thụy Điển cho thấy gần 1/5 số người được xét nghiệm virus SARS-CoV-2 đều cho kết quả dương tính.

Tại Czech, quốc gia có tỷ lệ nhiễm cao nhất châu Âu trong những tuần gần đây, số ca nhiễm đã bắt đầu giảm sau hai tháng tăng kỷ lục. Nước này ghi nhận thêm 2.383 ca mới hôm 9/11, mức hàng ngày thấp nhất trong 4 tuần.

Tổng số ca nhiễm tại Czech hiện là 417.181 trong đó có 5.028 trường hợp tử vong.

Tại Nhật Bản, số ca nhiễm đang gia tăng mạnh tại nhiều khu vực, đặc biệt là tỉnh Hokkaido, nơi lần đầu tiên ghi nhận 200 ca nhiễm mới một ngày hôm 9/11.

Nhật Bản hiện ghi nhận tổng cộng 108.084 ca nhiễm COVID-19, tăng 998 ca so với ngày hôm trước.

Tại Đông Nam Á, Indonesia vẫn là vùng dịch lớn nhất khu vực với 440.569 ca nhiễm và 4.689 người, tăng 2.853 và 75 ca so với ngày hôm trước. Philippines báo cáo 398.449 ca nhiễm và 7.647 ca tử vong, tăng lần lượt 2.058 và 108 ca.

Hoa Vũ (Theo China News)

Tin nổi bật